Names

A-bên

A-bên là con trai thứ của A-đam và Ê-va. Ông là em trai của Ca-in.

  • A-bên làm nghề chăn chiên
  • A-bên giết những vật nuôi của ông để làm của lễ dâng lên cho Đức Chúa Trời.
  • Đức Chúa Trời vui lòng vì đời sống và của lễ của ông
  • Con trai đầu lòng của A-đam và Ê-va là Ca-in đã giết chết A-bên

A-bi-gia

A-bi-gia là tên của một vua Giu-đa trị vì từ năm 915-913 trước Công nguyên. Ông là con trai của vua Rô-bô-am. Trong Cựu Ước cũng có nhiều người khác có tên là A-bi-gia.

  • Hai con trai của Sa-mu-ên là A-bi-gia và Giô-ên là những lãnh đạo trên Y-sơ-ra-ên ở t5ai Bê-e-Sê-ba. Bởi vì A-bi-gia và anh trai của mình không ngay thẳng và tham lam, thay vào đó dân chúng đã đề nghị Sa-mu-ên chỉ định một vua để cai trị trên họ.
  • Trong thời vua Đa-vít, có một người trong số các thầy tế lễ ở đền thờ tên là A-bi-gia.
  • Một trong những con trai của Giê-rô-bô-am cũng có tên là A-bi-gia.
  • A-bi-gia cũng là tên của thầy tế lễ cả, người đã trở về Giê-ru-sa-lem cùng với Xô-rô-ba-bên sau khi bị lưu đày ở Ba-by-lôn.

A-bi-mê-léc

A-bi-mê-léc vốn là vua Phi-li-tin xứ Ghê-ra trong thời gian Áp-ra-ham và Y-sác còn ở xứ Ca-na-an.

  • Áp-ra-ham lừa gạt vua A-bi-mê-léc bằng cách nói rằng bà Sa-ra là em gái của ông thay vì là vợ của ông.
  • Áp-ra-ham và A-bi-mê-léc lập giao ước với nhau về vấn đề liên quan đến chủ quyền của giếng nước tại Bê-e-sê-ba.
  • Nhiều năm sau, Y-sác cũng đã lừa A-bi-mê-léc và những người nam khác ở tại Ghê-ra bằng cách nói rằng Rê-bê-ca là em của ông, chớ không phải là vợ ông.
  • Vua A-bi-mê-léc đã trách Áp-ra-ham rồi đến Y-sác vì đã nói dối ông.
  • Một người khác cũng có tên A-bi-mê-léc là con trai của Ghê-đê-ôn và anh của Giô-tham. Có thể một số bản dịch có chút thay đổi về cách viết để chứng tỏ người nầy khác với vua A-bi-mê-léc.

A-bia-tha

A-bia-tha là thầy tế lễ cho nước Y-sơ-ra-ên trong triều đại vua Đa-vít.

  • Khi vua Sau-lơ tàn sát các thầy tế lễ, A-bia-tha trốn thoát và đến phục vụ Đa-vít trong đồng vắng.
  • A-bia-tha cùng thầy tế lễ thượng phẩm Xa-đốc trung thành phục vụ Đa-vít trong suốt thời gian trị vì của ông.
  • Sau khi Đa-vít qua đời, A-bia-tha đã giúp cho A-đô-ni-gia trở thành vua thay cho Sa-lô-môn.
  • Vì lý do nầy, vua Sa-lô-môn cất chức thầy tế lễ của A-bia-tha.

A-bô-lô

A-bô-lô là một người Do Thái quê ở thành phố A-léc-xan-ri thuộc Hy Lạp là người có ân tứ dạy dỗ người khác về Chúa Giê-xu.

  • A-bô-lô là người rất thông thạo Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ và là một diễn giả có tài ăn nói.
  • A-bô-lô được hai tín hữu ở Ê-phê-sô tên là A-qui-la và Bê-rít-xin dạy dỗ
  • Phao-lô nhấn mạnh rằng chính ông, A-bô-lô, các nhà truyền giáo và các giáo sư khác cùng làm việc hướng về một mục tiêu chung đó là giúp cho người khác tin nhận Chúa Giê-xu.

A-cha

A-cha là vua gian ác cai trị vương quốc Giu-đa từ năm 732 đến năm 716 Trước Chúa. Đây là khoảng thời gian 140 năm trước khi dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa bị đưa đi lưu đày ở Ba-by-lôn.

  • Khi đang cai trị ở Giu-đa, A-cha cho xây một bàn thờ để thờ thần khác của người A-sy-ri, khiến dân sự xây khỏi Đức Chúa Trời chân chính duy nhất là Đức Giê-hô-va.
  • Vua A-cha lên ngôi lúc hai mươi tuổi và cai trị Giu-đa trong 16 năm.

A-cha-xia

A-cha-xia là tên của hai vị vua, một người cai trị vương quốc Y-sơ-ra-ên, người kia cai trị vương quốc Giu-đa.

  • Vua A-cha-xia ở vương quốc Giu-đa là con trai của vua Giô-ram. Ông trị vì được một năm (năm 841 trước Công nguyên) nhưng sau đó bị Giê-hu giết. Con trai út của A-cha-xia là Giô-ách kế vị ông.
  • Vua Y-sơ-ra-ên là A-cha-xia là con trai của vua A-háp. Ông trị vì được hai năm 850-49 trước Công nguyên). Ông chết vì bị thương do đã té ngã tại cung điện và em trai ông là Giô-ram lên làm vua.

A-đam

A-đam là con người đầu tiên được Đức Chúa Trời tạo dựng. Ông và vợ mình là Ê-va được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời.

  • Đức Chúa Trời đã nắn nên A-đam bằng bụi đất và hà hơi linh để ông được sống.
  • Tên “A-đam” nghe tương tự như một từ ngữ tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “bụi đỏ” hoặc là “đất”.
  • Trong Cựu Ước, “A-đam” có nghĩa là “nhân loại” hoặc “loài người”.
  • Mọi người đều là hậu tự của A-đam và Ê-va.
  • A-đam và Ê-va không vâng lời Chúa. Điều này ngăn cách họ khỏi Đức Chúa Trời và khiến cho tội lỗi cùng sự chết vào trong thế giới này.

A-đô-ni-gia

A-đô-ni-gia là người con thứ tư của vua Đa-vít.

  • A-đô-ni-gia tìm cách soán ngôi Y-sơ-ra-ên sau khi hai người anh là Áp-sa-lôm và Am-nôn chết.
  • Tuy nhiên Đức Chúa Trời đã hứa ban cho con trai Sa-lô-môn của Đa-vít, nên âm mưu của A-đô-ni-gia bại lộ và Sa-lô-môn lên làm vua.
  • Khi A-đô-ni-gia tìm cách tiếm ngôi lần thứ nhì, Sa-lô-môn đã giết ông ta.

A-háp

A-háp là một vua độc ác cai trị vương quốc phía bắc Y-sơ-ra-ên từ năm 875 cho đến 854 Trước Chúa.

  • Vua A-háp độc ác và khuyến khích mọi người ở vương quốc Y-sơ-ra-ên thờ lạy các thần khác.
  • Tiên tri Ê-li đối đầu với A-háp và nói với ông ta rằng sẽ có hạn hán khắc nghiệt trong ba năm rưỡi kể như là hình phạt dành cho ông ta về tội làm cho Y-sơ-ra-ên phạm tội.
  • A-háp và vợ là Giê-sa-bên đã làm rất nhiều điều gian ác, bao gồm cả việc sử dụng quyền lực của mình để giết những người vô tội.

A-hi

Trong thời Cựu Ước, A-hi là tên của một thành phố của người Ca-na-an nằm ở phía nam của Bê-tên và cách thành Giê-ri-cô khoảng 8 km về phía tây bắc.

  • Sau khi đánh bại thành Giê-ri-cô, Giô-suê dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên tấn công thành A-hi, nhưng dân Y-sơ-ra-ên bị thua trận bởi vì Đức Chúa Trời không vui lòng về họ.
  • Một người Y-sơ-ra-ên tên A-can đã ăn cắp vật cướp được từ Giê-ri-cô và Đức Chúa Trời đã truyền phải giết ông cùng gia đình của ông. Sau đó Đức Chúa Trời cho phép họ đánh bại dân thành A-hi.

A-hi-gia

A-hi-gia là tên của một số người trong Cựu Ước. Sau đây là một số người mang tên đó:

  • A-hi-gia là tên của một thầy tế lễ thời vua Sau-lơ.
  • Một người lên A-hi-gia là thư ký trong thời vua Sa-lô-môn đang trị vì.
  • A-hi-gia là tên của một tiên tri từ Si-lô là người đã tiên tri rằng nước Y-sơ-ra-ên sẽ bị chia ra làm hai vương quốc.
  • Cha của vua Ba-a-sa của vương quốc Y-sơ-ra-ên cũng tên là A-hi-gia.

A-ma-léc, dân A-ma-léc

Dân A-ma-léc là dân du mục sinh sống và du cư qua các đồng bằng phía nam Ca-na-an, từ sa mạc Nê-ghép tới xứ A-ra-bi. Dân nầy có lẽ là con cháu của A-ma-léc, cháu nội của Ê-sau.

  • Dân A-ma-léc là kẻ thù ác liệt của dân Y-sơ-ra-ên từ khi Y-sơ-ra-ên bắt đầu đến sống tại Ca-na-an
  • Đôi khi từ "A-ma-léc" được dùng theo nghĩa bóng để chỉ về dân A-ma-léc.
  • Trong một trận chiến chống lại dân A-ma-léc, khi Môi-se giơ tay của mình lên, dân Y-sơ-ra-ên được thắng trận. Khi ông mệt không giơ tay lên được, thì họ bắt đầu thua cuộc. Thế nên A-rôn và Hu-rơ đã giúp đỡ tay của Môi-se lên cho đến khi quân Y-sơ-ra-ên đánh bại dân A-ma-léc.
  • Cả Sau-lơ lẫn Đa-vít đều đem quân tấn công dân A-ma-léc.
  • Sau khi chiến thắng dân A-ma-léc, Sau-lơ không vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời qua việc cất giấu chiến lợi phẩm và không tiêu diệt vua A-ma-léc như Đức Chúa Trời đã phán dặn ông phải làm.

A-ma-xia

A-ma-xia lên làm vua cai trị Giu-đa sau khi cha ông là vua Giô-ách bị sát hại.

  • Vua A-ma-xia cai trị Giu-đa trong 29 năm, từ năm 796 cho đến năm 767 Trước Chúa.
  • Ông là một vị vua tốt, nhưng ông không phá hủy những nơi cao là nơi dân chúng thờ cúng các thần tượng.
  • A-ma-xia cuối cùng cũng đã tiêu diệt hết những người có liên quan đến việc ám sát vua cha của mình.
  • Ông đã đánh bại dân Ê-đôm và bắt phục họ dưới quyền cai trị của Giu-đa.
  • Ông đã khiêu chiến với vua Giô-ách của Y-sơ-ra-ên và đã thua trận. Một phần tường thành của Giê-ru-sa-lem đã bị phá vỡ và những vật dụng bằng vàng và bạc trong đền thờ đã bị đánh cắp.
  • Những năm sau vua A-ma-xia xay bỏ Đức Giê-hô-va, một số người ở tại Giê-ru-sa-lem đã cùng nhau lập mưu và giết chết ông.

A-mô-rít

Dân A-mô-rít là một dân tộc hùng mạnh, là dòng dõi của Ca-na-an cháu nội của Nô-ê.

  • Tên của họ có nghĩa là "người cao," tên gọi này rất có thể ám chỉ đến địa hình đồi núi nơi họ sinh sống hoặc là việc họ được biết đến như là một giống dân cao lớn.
  • Người A-mô-rít sống ở những khu vực hai bên sông Giô-đanh. Thành A-hi là nơi người A-mô-rít sống.
  • Đức Chúa Trời có nhắc đến "tội của dân A-mô-rít" bao gồm việc họ thờ lạy thần tượng cùng những việc làm tội lỗi bên trong đó.
  • Giô-suê đã dẫn dân Y-sơ-ra-ên đi tiêu diệt dân A-mô-rít theo như lệnh Đức Chúa Trời truyền họ phải làm.

A-mốt

A-mốt là một tiên tri của dân Y-sơ-ra-ên sống trong thời đại của vua Ô-xia ở vương quốc Giu-đa.

  • Trước khi được kêu gọi làm tiên tri, ban đầu A-mốt làm nghề chăn chiên và trồng cây vả để sinh sống ở vương quốc Giu-đa.
  • A-mốt nói tiên tri chống lại vương quốc Y-sơ-ra-ên thịnh vượng ở phía bắc vì cớ sự bất công của họ.

A-mốt

A-mốt là cha của tiên tri Ê-sai.

  • Tên “A-mốt” nầy chỉ được đề cập một lần duy nhất trong Kinh Thánh để xác định Ê-sai với tư cách là “con trai của A-mốt”
  • Tên nầy khác với tên của tiên tri A-mốt nên cần phải đánh vần khác nhau.

A-qui-la

A-qui-la là một tín đồ Cơ Đốc người Do Thái quê ở xứ Bông, một khu vực nằm dọc theo bờ nam của Biển Đen.

  • A-qui-la và Bê-rít-xin sống ở tại Rô-ma, thuộc nước Ý, một thời gian, nhưng sau đó hoàng đế Claudius đã buộc tất cả người Do Thái phải rời khỏi Rô-ma.
  • Sau đó A-qui-la và Bê-rít-xin đã đi đến Cô-rinh-tô, là nơi họ gặp gỡ sứ đồ Phao-lô.
  • Vợ chồng nầy làm nghề may trại giống như Phao-lô, cũng như giúp ông trong công tác truyền giáo.
  • Cả A-qui-la và Bê-rít-xin đều dạy dỗ các tín hữu lẽ thật về Chúa Giê-xu; một trong những tín hữu đó là giáo sư tài năng tên A-bô-lô.

A-ra-ba

Từ “A-ra-ba” trong Cựu Ước thường ám chỉ đến một vùng sa mạc rộng lớn và khu vực đồng bằng bao gồm những thung lũng xung quanh sông Giô-đanh trải dài xuống phía nam cho đến điểm bắc của Biển Đỏ.

  • Dân Y-sơ-ra-ên đi qua vùng sa mạc nầy trên hành trình từ Ê-díp-tô đến xứ Ca-na-an.
  • "Biển A-ra-ba" cũng có thể được dịch ra là "biển nằm trong khu vực hoang mạc A-ra-ba." Biển này thường được nhắc đến với tên gọi là "Biển Muối" hay "Biển Chết."
  • Từ "A-ra-ba" cũng có thể là thuật ngữ chung chỉ về bất cứ khu vực hoang mạc nào.

A-ra-rát

Trong Kinh Thánh, “A-ra-rát” là tên của một vùng đất, một vương quốc và là một vùng núi đồi.

  • Từ "xứ A-ra-rát" rất có thể là khu vực thuộc vùng đông bắc của nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
  • A-ra-rát có lẽ nổi tiếng phần lớn là nhờ vào tên dãy núi mà tàu của Nô ê tấp vào sau khi nước lụt bắt đầu rút xuống.
  • Hiện nay, ngọn núi tên A-ra-rát thường được cho là địa điểm của dãy núi A-ra-rát trong Kinh Thánh.

A-ram, tiếng A-ram

"A-ram" là tên của hai người nam trong Cựu Ước. Nó đồng thời cũng là tên của vùng đất nằm về phía đông bắc Ca-na-an, là khu vực nước Sy-ri trong hiện tại.

  • Dân tộc sống ở A-ram trở thành “dân A-ram” và nói tiếng “A-ram.” Chúa Giê-xu và những người Do Thái khác trong thời đó cũng nói tiếng A-ram.
  • Một trong những con trai của Sem cũng được đặt tên là A -am. Một người khác tên là A-ram là anh em họ của Rê-bê-ca. Có lẽ đây là vùng đất mang tên của một trong hai người này.
  • A-ram về sau này được biết đến với tên gọi theo tiếng Hy Lạp đó là "Sy-ri."
  • Từ "Pha-đan A-ram" có nghĩa là "đồng bằng A-ram" và nằm ở phía bắc của A-ram.
  • Một vài người bà con của Áp-ra-ham sống tại thành phố Cha-ran, là thành phố nằm tại khu vực "Pha-đan A-ram."
  • Trong Cựu Ước, đôi khi từ "A-ram" và "Pha-đan A-ram" được dùng chung để chỉ về khu vực đó.
  • Từ "A-ram Na-ha-ra-im" rất có thể mang ý nghĩa là "Hai Dòng Sông Của A-ram." Khu vực này nằm về phía bắc vùng Mê-sô-bô-ta-mi và nằm về phía đông của "Pha-đan A-ram."

A-rập, người A-rập

A-rập là bán đảo lớn nhất trên thế giới, trải dài gần 3.000.000km vuông. Nó nằm ở phía đông nam Y-sơ-ra-ên, giữa Biển Đỏ và Vịnh Ba-tư.

  • Từ "người A-rập" được dùng để chỉ về một người sống tại A-rập hoặc có làm gì đó liên quan đến người A-rập.
  • Người đầu tiên sống tại vùng đất A-rập này là con cháu của Sem. Những cư dân khác của A-rập bao gồm con trai của Áp-ra-ham là Ích-ma-ên và dòng dõi của ông cũng như là dòng dõi của Ê-sau.
  • Vùng hoang mạc nơi dân Y-sơ-ra-ên đi loanh quanh trong 40 năm nằm trong vùng đất A-rập.
  • Sau khi tin nhận Chúa Giê-xu, sứ đồ Phao-lô đã ở tại vùng hoang mạc A-rập trong vài năm.
  • Trong bức thư được gửi đến cho Hội thánh Ga-la-ti, Phao-lô có nói rằng núi Si-na-i nằm trong hoang mạc A-rập.

A-rôn

A-rôn là anh của Môi-se. Đức Chúa Trời chọn A-rôn làm thầy tế lễ thượng phẩm đầu tiên cho dân Y-sơ-ra-ên..

  • A-rôn giúp Môi-se nói với Pha ra ôn về việc cho phép dân Y-sơ-ra-ên được ra đi tự do
  • Khi dân Y-sơ-ra-ên đi lang thang trong đồng vắng, A-rôn phạm tội vì làm một thần tượng cho dân sự thờ phượng.
  • Đức Chúa Trời cũng chọn A-rôn và con cháu của ông làm thầy tế lễ cho dân Y-sơ-ra-ên.

A-sa

A-sa là vua cai trị toàn cõi xứ Giu-đa trong bốn mươi năm, từ năm 913-873 TCN.

  • A-sa là một vị vua tốt đã loại bỏ nhiều thần tượng và sự tôn thờ thần khác và khôi phục lại sự thờ phượng Đức Giê-hô-va.
  • Đức Giê-hô-va khiến cho vua A-sa thành công trong những trận chiến chống lại các dân khác.
  • Tuy nhiên, sau đó vua A-sa không còn tin cậy Đức Giê-hô-va, nên ông mắc bệnh và cuối cùng chết vì bệnh nầy.

A-sáp

A-sáp là một thầy tế lễ người Lê vi và là một nhạc sĩ có tài sáng tác nhạc cho các thi thiên của Đa-vít. Ông cũng sáng tác những thi thiên riêng của mình.

  • A-sáp được vua Đa-vít tuyển chọn để trở thành một trong ba nhạc sĩ chịu trách nhiệm về “sự thờ phượng bằng âm nhạc” trong đền thờ. Một số những bài hát nầy là những lời tiên tri.
  • Asaph trained his sons and they carried on this responsibility, playing musical instruments and prophesying in the temple.
  • A-sáp huấn luyện các con trai và họ cùng với hậu tự của những người khác tiếp tục trách nhiệm chơi nhạc khí và nói tiên tri trong đền thờ.
  • Thi thiên 50 và 73 - 83 được coi là Thi thiên của A-sáp. Cũng có thể có một số thi thiên khác do các thành viên trong gia đình của ông sáng tác.

A-se

A-se là con thứ tám của Gia cốp. A-se cùng với con cháu lập thành một trong mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên. Chi phái nầy cũng được gọi là A-se.

  • Mẹ của A-se là nàng hầu Xinh-ba của Lê-a.
  • Tên A-se có nghĩa là “hạnh phúc” hay là “được phước”
  • A-se cũng là tên của một lãnh thổ được giao cho chi phái A se khi dân Y-sơ-ra-ên vào đất hứa.

A-sê-ra, cây A-sê-ra, Át-tạt-tê

A-sê-ra là tên của một nữ thần được dân Ca-na-an thờ phượng trong thời Cựu Ước. "Át-tạt-tê " có thể là một tên gọi khác của "A-sê-ra," hay nó có thể là tên của một nữ thần khác tương tự như vậy.

  • Từ "cây A-sê-ra" có ý nói đến những hình ảnh được khắc trên gỗ hay trên những cái cây để biến nó trở thành vật đại diện cho nữ thần.
  • Cây A-sê-ra thường được đặt gần bà thờ thần Ba-anh, là người được cho là chồng của A-sê-ra. Một số nhóm dân thờ lạy thần Ba-anh như là thần mặt trời và A-sê-ra hay Át-tạt-tê như nữ thần mặt trăng.
  • Đức Chúa Trời truyền cho dân Y-sơ-ra-ên phải tuyệt diệt những hình tượng A-sê-ra.
  • Một số người lãnh đạo như Ghi-đê-ôn, vua A-sa, vua Giô-si-a vâng lời Đức Chúa Trời và dẫn dắt dân sự hủy diệt những thần tượng nầy.
  • Nhưng có một số lãnh đạo Y-sơ-ra-ên như vua Sa-lô-môn, vua Ma-na-se và vua A-háp chẳng những giữ lại nhiều tượng A-sê-ra trong Y-sơ-ra-ên, nhưng cũng xui khiến người ta thờ phượng chúng.

A-si

Trong thời đại Kinh Thánh, “A-si” là tên của một tỉnh thành của đế quốc La mã. Thành phố tọa lạc ở đất nước mà bây giờ gọi là Thổ nhĩ kỳ.

  • Phao-lô đi tới A-si và chia sẻ phúc âm ở một vài thành phố ở đó. Trong những thành phố nầy, có thành phố Ê-phê-sô và Cô-lô-se.
  • Để tránh có sự nhầm lẫn với châu Á thời hiện đại, nên nhất thiết phải dịch là “xứ A-si” thời La mã cổ đại.
  • Tất cả hội thánh đề cập ở Khải huyền đều là ở xứ A-si của La mã.

A-si-ri, người A-si-ri, Đế quốc A-si-ri

A-si-ri là một đế quốc hùng mạnh trong thời dân Y-sơ-ra-ên sống ở xứ Ca-na-an. Đế quốc A-si-ri là một nhóm gồm nước được cai trị bởi vua A-si-ri.

  • Nước A-si-ra nằm ở vùng đất ngày nay là phía bắc của Iraq.
  • Dân A-si-ri giao chiến với Y-sơ-ra-ên vào nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử.
  • Vào năm 722 Trước Chúa, người A-si-ri hoàn toàn chinh phục vương quốc Y-sơ-ra-ên và buộc nhiều người Y-sơ-ra-ên rời khỏi đất nước qua A-si-ri.
  • Những người Y-sơ-ra-ên còn sót lại đã kết hôn với những dân ngoại mà người A-si-ri đã du nhập từ Sa-ma-ri. Con cháu của những người đó sau nầy được gọi là người Sa-ma-ri.

A-suê-ru

A-suê-ru là vua cai trị vương quốc cổ đại Phe-rơ-sơ trong hai mươi năm.

  • Sự kiện xảy ra trong thời gian dân Do Thái bị lưu đày và sống ở Ba-by-lôn, dưới sự cai trị của nước Phe-rơ-sơ.
  • Tên khác của vua nầy có lẽ là Xẹt-xe.
  • Vua A-suê-ru sau khi đuổi hoàng hậu trong cơn giận dữ đã chọn một người đàn bà Do Thái tên là Ê-xơ-tê làm vợ mới và hoàng hậu mới.

A-tha-li

A-tha-li là người vợ độc ác của vua Giô-ram xứ Giu-đa. Bà là cháu nội của vua Ôm-ri độc ác của Y-sơ-ra-ên.

  • Con trai của A-tha-li là A-cha-xia lên ngôi khi Giô-ram chết.
  • Khi con trai A-cha-xia chết, A-tha-li âm mưu giết hết dòng tộc của vua.
  • Nhưng có một người cháu nội là Giô-ách được người cô cứu thoát. Về sau ông trở thành vua của Giu-đa.

A-xa-ria

A-xa-ria là tên của một số nhân vật trong Cựu Ước

  • A-xa-ria là một trong những người Y-sơ-ra-ên nước Giu-đa bị bắt làm tù binh của vua Nê-bu-cát-nết-xa và đưa về Ba-by-lôn. Ông được biết đến nhiều hơn với tên gọi theo tiếng Ba-by-lôn là A-bết-nê-gô. A-xa-ria và những người bạn Hê-bơ-rơ của mình là Ha-na-nia và Mi-sa-ên đã từ chối không thờ lạy vua Ba-by-lôn, thế nên ông đã ném họ vào trong lò lửa đề hình phạt. Nhưng Đức Chúa Trời đã gìn giữ họ và không để họ bị tổn hại chút nào.
  • A-xa-ria là tên khác của vua Ô-xia nước Giu-đa.
  • Trong Cựu Ước cũng có một thầy tế lễ tên là A-xa-ria
  • Trong thời tiên tri Giê-rê-mi có một người tên là A-xa-ria đã phạm sai lầm khi khuyên mọi người không nên ở lại quê hương Giu-đa như Đức Chúa Trời đã truyền phán.

Ách-ca-lôn

Trong thời đại Kinh Thánh, Ách-ca-lôn là thành phố quan trọng của Phi-li-tin tọa lạc ở bờ biển Địa Trung Hải. Hiện nay thành phố này vẫn tồn tại ở Y-sơ-ra-ên.

  • Ách-ca-lôn là một trong năm thành phố quan trọng của Phi-li-tin cùng với Ách-đốt, Éc-rôn, Gát và Ga-xa.
  • Dân Y-sơ-ra-ên không hoàn toàn chinh phục được Ách-ca-lôn, thậm chí khi vương quốc Giu-đa đã chiếm được khu vực đồi núi của nó.
  • Ách-ca-lôn vẫn bị người Phi-li-tin chiếm đóng trong hàng trăm năm.

Ách-đốt, A-xốt

Ách-đốt là một trong năm thành phố quan trọng của dân Phi-li-tin. Thành nầy tọa lạc ở vùng tây nam Ca-na-an gần biển Địa Trung Hải, nửa đường đến thành Ga-xa và Giốp-ba.

  • Đền thờ thần Đa-gôn của dân Phi-li-tin tọa lạc tại Ách đốt.
  • Đức Chúa Trời đã trừng phạt cách nặng nề người dân Ách-đốt khi người Phi-li-tin cướp hòm giao ước và đặt trong đền thờ thần của họ tại Ách-đốt.
  • Tên tiếng Hy Lạp của thành nầy là A-xốt, cũng là một trong các thành phố mà nhà truyền giáo Phi-líp đến giảng phúc âm.

Ai Cập, người Ai Cập

Ai Cập tọa lạc ở vùng đất phía đông bắc châu Phi trải dài cho đến phía tây và phía nam xứ Ca-na-an.

  • Người Ai Cập là người sinh ra ở Ai Cập và có dòng họ ở Ai Cập.
  • Trong thời cổ đại, Ai Cập là một nước hùng mạnh và giàu có.
  • Vương quốc Ai cập cổ đại bị chia làm hai: Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Hạ Ai Cập là nơi sông Nin chảy ra biển Địa Trung Hải.
  • Giô-sép và Ma-ri đi xuống Ai Cập cùng với con trẻ Giê-su để chạy trốn khỏi sự truy đuổi của vua Hê-rốt.
  • Khi xứ Ca-na-an gặp nạn đói kém, các tộc trưởng của Y-sơ-ra-ên phải sang Ai Cập để mua thực phẩm cho nhà mình.

Am-môn, dân Am-môn

”Dân Am-môn” hoặc “người Am-môn” là một nhóm dân sống tại Ca-na-an. Họ là con cháu của Bên-am-mi, con trai của Lót và thứ nữ của ông.

  • Từ "người nữ Am-môn" cụ thể chỉ về người Am-môn thuộc giới tính nữ. Từ này cũng có thể được dịch ra là, "người đàn bà Am-môn."
  • Người Am-môn sinh sống ở phía đông sông Giô-đanh và là kẻ thù của dân Y-sơ-ra-ên.
  • Có lần, người Am-môn thuê một tiên tri là Ba-la-am để rủa sả Y-sơ-ra-ên, nhưng Đức Chúa Trời không cho phép điều đó xảy ra.

Am-nôn

Am-nôn là con trưởng của vua Đa-vít và vợ là A-hi-nô-am.

  • Am-nôn cưỡng hiếp em cùng cha khác mẹ của mình là Ta-ma,, và cũng là em gái của Áp-sa-lôm.
  • Vì lý do nầy Áp-sa-lôm âm mưu trả thù và giết chết Am-nôn.

An-ne

An-ne là thầy tế lễ thượng phẩm của dân Do Thái ở Giê-ru-sa-lem trong 10 năm khoảng năm thứ 6 đến 15 Sau Chúa. Sau đó bị chính quyền La Mã cất chức mặc dù ông vẫn còn là lãnh đạo có thế lực giữa dân Do Thái

  • An-ne là ông gia của Cai-phe, thầy tế lễ thượng phẩm chính thức trong thời gian Chúa Giê-xu thi hành chức vụ.
  • Sau khi thầy tế lễ thượng phẩm nghỉ hưu họ vẫn giữ chức danh đó cùng với trách nhiệm của công việc, nên An-ne vẫn được nhắc đến như một thầy tế lễ thượng phẩm trong thời gian Cai-phe và những người khác làm thầy tế lễ.
  • Trong thời gian bị xét xử trước những lãnh đạo người Do Thái, Chúa Giê-xu đã bị đem đến trước An-ne để thẩm vấn.

An-ti-ốt

Trong Tân Ước có hai thành phố mang tên An-ti-ốt. Một là thủ đô của nước Sy-ri, gần bờ biển Địa Trung Hải. Thành phố An-ti-ốt kia nằm ở Bi-si-đi, gần thành phố Cô-lô-se.

  • Hội thánh địa phương An-ti-ốt trong xứ Sy ri là nơi đầu tiên mà các tín hữu tin nơi Chúa Giê-xu được gọi là "Cơ Đốc nhân." Hội thánh tại đây cũng rất tích cực trong việc sai đi các nhà truyền giáo đề đến với dân ngoại.
  • Phao-lô, Ba-na-ba và Giăng Mác đi tới thành An-ti-ốt xứ Bi-si-đi để chia sẻ phúc âm ở tại đó. Một số người Do Thái từ các thành phố khác đến đó để gây rắc rối và ra sức để giết Phao-lô. Nhưng nhiều người, cả người Do Thái lẫn dân ngoại, đều nghe sự dạy dỗ và tin nhận Chúa Giê-xu.

Anh-rê

Anh-rê là một trong mười hai người được Chúa Giê-su chọn làm môn đồ của Ngài (sau nầy gọi là sứ đồ).

  • Em của Anh-rê là Si-môn Phi-e-rơ. Cả hai đều làm nghề đánh cá.
  • Phi-e-rơ và Anh-rê là hai môn đồ đầu tiên của Chúa Giê-su được đề cập trong Kinh Thánh. Đang khi họ đánh cá ở Biển Ga-li-lê thì Chúa Giê-su kêu gọi họ làm môn đồ Ngài.
  • Trước khi Phi-e-rơ và Anh-rê gặp Chúa Giê-su, họ từng là môn đồ của Giăng Báp-tít.

Áp-đia

Áp-đia là một trong số các tiên tri của Y-sơ-ra-ên thuộc thời đại vua Sê-đê-kia.

  • Các tiên tri cùng thời khác là Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên.
  • Áp-đia nói tiên tri nghịch cùng dân Ê-đôm, con cháu của Ê-sau.

Áp-ne

Áp-ne là anh em họ của vua Sau-lơ trong Cựu Ước..

  • Áp-ne là quan tổng binh trong quân đội của Sau lơ, và là người giới thiệu chàng trai Đa-vít với Sau-lơ sau khi Đa-vít giết chết người khổng lồ Gô-li-át.
  • Sau khi vua Sau-lơ chết, Áp-ne chọn con trai tên Ích-bô-sết của Sau-lơ làm vua Y-sơ-ra-ên, trong khi Đa-vít được chọn làm vua Giu-đa.
  • Sau nầy Áp-ne đã bị quan tổng binh Giô-áp của Đa-vít phản bội và giết hại.

Áp-ra-ham, Áp-ram

Áp-ram là người Canh Đê đến từ thành phố U-rơ, là người Đức Chúa Trời chọn để trở nên tổ tiên của người Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời đã đổi tên ông thành ra "Áp-ra-ham."

  • Tên "Áp-ram" có nghĩa là "cha cao quý."
  • "Áp-ra-ham" có nghĩa là, "cha của nhiều."
  • Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham rằng Ngài sẽ ban cho ông nhiều con cháu để họ sẽ trở thành một dân lớn.
  • Áp-ra-ham tin cậy Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài. Đức Chúa Trời đã dẫn Áp-ra-ham ra khỏi Canh Đê để đi đến vùng đất Ca-na-an.
  • Trong khi sống trong đất Ca-na-an, khi cả hai đều đã cao tuổi, Áp-ra-ahm và vợ của ông là Sa-ra đã sanh được một con trai tên là Y-sác.

Áp-sa-lôm

Áp-sa-lôm là con trai thứ ba của vua Đa-vít. Ông được biết đến là người có vẻ ngoài đẹp trai và tính khí nóng nảy hung hăng,

  • Khi em gái Ta-ma của Áp-sa-lôm bị người anh cùng cha khác mẹ là Am-nôn cưỡng hiếp, Áp-sa-lôm lên kế hoạch giết Am-nôn.
  • Sau khi giết Am-nôn, Áp-sa-lôm phải trốn về Ghê-su là quê mẹ của Áp-sa-lôm tên là Ma-a-ca và ở đó 3 năm. Rồi vua Đa-vít cho triệu hồi về Giê-ru-sa-lemnhưng không cho phép gặp mặt trong hai năm.
  • Áp-sa-lôm kết lập bè đảng chống lại vua Đa-vít và lãnh đạo phe phiến loạn chống lại vua cha.
  • Đội quân của Đa-vít đánh bại Áp-sa-lôm và Áp-sa-lôm tử trận. Đa-vít rất đau buồn vì sự việc nầy xảy ra.

Ạt-ta-xét-xe

Ạt-ta-xét-xe là vua cai trị toàn cõi xứ Phe rơ sơ từ năm 464 đến 424 Trước Chúa.

  • Trong triều đại vua Ạt-ta-xét-xe, dân Y-sơ-ra-ên xứ Giu-đa bị lưu đày sang Ba-by-lôn là xứ dưới quyền cai trị của Phe-rơ-sơ lúc đó.
  • Ạt-ta-xét-xe cho phép thầy tế lễ Ê-xơ-ra và các lãnh đạo Do Thái khác rời khỏi Ba-by-lôn và trở về Giê-ru-sa-lem để dạy dân Y-sơ-ra-ên về Luật pháp của Đức Chúa Trời.
  • Sau đó cũng trong thời gian nầy, Ạt-ta-xét-xe cho quan tửu chánh Nê-hê-mi trở về Giê-ru-sa-lem để dẫn dắt dân Do Thái xây lại tường thành xung quanh thành phố.
  • Bởi vì Ba-by-lôn ở dưới quyền cai trị của Phe-rơ-sơ, thế nên Ạt-ta-xét-xe đôi lúc được gọi là "vua của Ba-by-lôn."
  • Lưu ý đây không phải là vua A-suê-ru hoặc Xẹt-xe.

Ba-anh

Tên “Ba-anh” có nghĩa là “chúa” và là tên của tà thần chính mà dân Ca-na-an thờ lạy.

  • Cũng có các tà thần thuộc địa phương có một phần tên gọi là “Ba-anh”, chẳng hạn như “Ba-anh Phê-ô”. Đôi khi tất những thần này được gọi chung là “các thần Ba-anh”.
  • Một số người có tên gọi có từ “Ba-anh”.
  • Sự thờ phượng thần Ba-anh bao gồm hành vi bán dâm thậm chí đôi khi còn dùng trẻ con làm của lễ thiêu.
  • Nhiều giai đoạn khác nhau trong suốt lịch sử, dân Y-sơ-ra-ên cũng dấn sâu vào việc thờ lạy Ba-anh, theo gương của các nước ngoại giáo xung quanh họ.
  • Trong triều đại của vua A-háp, tiên tri Ê-li của Đức Chúa Trời đưa ra một thử thách để chứng minh cho dân chúng biết Ba-anh không hề tồn tại và Đức Giê-hô-va mới là chân Chúa duy nhất. Bởi đó, các tiên tri Ba-anh bị giết và dân chúng bắt đầu trở lại thờ phượng Đức Giê-hô-va.

Ba-bên

Ba-bên là thành phố quan trọng ở vùng đất tên Si-nê-a ở khu vực phía nam của Mê-sô-bô-ta-mi. Si-nê-a sau nầy được gọi là Ba-by-lôn.

  • Thành Ba-bên do Nim-rốt là cháu nội của Cham sáng lập và cũng là người cai trị Si-nê-a.
  • Dân Si-nê-a trở nên kiêu ngạo và quyết định xây một cái tháp “chóp cao đến tận trời”. Sau đó tháp nầy nổi danh với cái tên là tháp Ba-bên.
  • Vì lo xây dựng tháp canh nên dân sự từ chối không tản ra các nơi theo lời phán truyền của Đức Giê-hô-va, nên Ngài khiến cho tiếng nói của họ bị lộn xộn để họ không hiểu lẫn nhau. Cách nầy buộc họ phải tản lạc khắp nơi trên mặt đất.
  • Ý nghĩa gốc của từ ngữ “Ba-bên” là “lộn xộn” hay “pha lẫn” khi Đức Chúa Trời tạo ra sự khác biệt trong tiếng nói của họ.

Ba-by-lôn, người Ba-by-lôn

Thành Ba-by-lôn là thủ đô của khu vực Ba-by-lôn cổ xưa, cũng là một phần của đế quốc Ba-by-lôn.

  • Ba-by-lôn tọa lạc dọc theo sông Ơ-phơ-rát cùng một khu vực với tháp Ba-bên xây dựng trước đó hàng trăm năm.
  • Đôi khi từ ngữ “Ba-by-lôn” nói đến toàn thể đế quốc Ba-by-lôn. Chẳng hạn như “vua Ba-by-lôn” cai trị toàn thể đế quốc Ba-by-lôn, chứ không phải chỉ cai trị thành phố nầy.
  • Người Ba-by-lôn là một dân tộc rất hùng mạnh thường tấn công vương quốc Giu-đa và bắt họ lưu đày tại Ba-by-lôn trong 70 năm.
  • Một phần của vùng đất nầy gọi là “Canh-đê” nên người dân sinh sống ở đó gọi là “người Canh đê”. Cho nên thuật ngữ “Canh-đê” trong Kinh Thánh thường nói đến nước Ba-by-lôn.
  • Trong Tân Ước, thuật ngữ “Ba-by-lôn” đôi khi được dùng theo lối ẩn dụ tượng trưng cho nơi chốn, dân tộc và những lối suy nghĩ gắn liền với việc thờ thần tượng và những hành vi tội lỗi khác.
  • Cụm từ “Ba-by-lôn lớn” hoặc “thành Ba-by-lôn lớn” được sử dụng theo lối ẩn dụ ám chỉ đến một thành phố hay đất nước lớn, sung túc và tội lỗi giống như thành Ba-by-lôn cổ xưa.

Ba-ê-sa

Ba-ê-sa là một trong các vị vua làm điều ác, là người tác động dân Y-sơ-ra-ên thờ thần tượng.

  • Ba-ê-sa là vua thứ ba của Y-sơ-ra-ên trị vì trong hai mươi bốn năm khi A-sa làm vua xứ Giu-đa.
  • Ông trước đó là quan tổng binh đã soán ngôi vua bằng cách giết vua tiền nhiệm là Na-đáp.
  • Trong triều đại Ba-ê-sa, có rất nhiều cuộc tranh chiến giữa vương quốc Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, đặc biệt là với vua A-sa của Giu-đa.
  • Ba-ê-sa làm nhiều điều ác sau cùng bị Đức Chúa Trời phế bỏ bằng cái chết.

Ba-la-am

Ba-la-am là một tiên tri ngoại giáo được vua Ba-lác thuê để rủa sả Y-sơ-ra-ên khi họ đang đóng trại tại sông Giô-đanh ở phía nam Mô-áp để chuẩn bị bước vào đất Ca-na-an.

  • Ba-la-am quê ở thành Phê-thô-rơ (Pethor) tọa lạc ở khu vực chung quanh sông Ơ-phơ-rát, cách vùng Mô-áp khoảng 400 dặm.
  • Vua xứ Ma đi an là Ba lác (Balek) rất sợ sức mạnh và dân số Y-sơ-ra-ên, nên thuê Ba-la-am rủa sả họ.
  • Khi Ba-la-am đi đến chỗ Y-sơ-ra-ên thì một thiên sứ của Đức Chúa Trời đứng ngay trên đường để con lừa của Ba-la-am phải dừng lại. Đức Chúa Trời cũng cho con lừa có thể nói chuyện được với Ba-la-am.
  • Đức Chúa Trời không cho phép Ba-la-am rủa sả Y-sơ-ra-ên và truyền cho ông phải chúc phước cho họ thay vì rủa sả.
  • Tuy nhiên sau đó, Ba-la-am vẫn đem điều ác vào trong dân Y-sơ-ra-ên khi ông tác động khiến họ thờ tà thần Ba-anh Phê-ô.

Ba-na-ba

Ba-na-ba là một trong những tín đồ Cơ Đốc trong thời hội thánh đầu tiên.

  • Ba-na-ba xuất thân từ chi phái Lê-vi và quê ở đảo Chíp-rơ.
  • Khi Sau-lơ (Phao-lô) tin Chúa, Ba-na-ba khuyên nài các tín đồ khác chấp nhận ông là tín đồ.
  • Ba-na-ba cùng đi với Phao-lô tới các tỉnh thành khác nhau để giảng phúc âm về Chúa Giê-xu.
  • Ông tên là Giô-sép nhưng được gọi là “Ba-na-ba”, nghĩa là “con trai của sự yên ủi”.

Ba-ra-ba

Ba-ra-ba là một tù nhân ở Giê-ru-sa-lem ở vào thời điểm khi Chúa Giê-xu bị bắt giữ.

  • Ba-ra-ba đã phạm tội sát nhân và nổi loạn chống lại chính quyền La mã.
  • Khi Bôn-xơ Phi-lát đề nghị thả Ba-ra-ba hoặc Chúa Giê-xu thì dân chúng chọn Ba-ra-ba.
  • Vì thế Phi-lát thả Ba-ra-ba được tự do nhưng kết án tử hình Chúa Giê-xu.

Ba-rúc

Ba-rúc là tên của một số người trong Cựu Ước.

  • Một người tên là Ba-rúc (con trai của Xáp-bai) làm việc chung với Nê-hê-mi để sửa chữa vách thành Giê-ru-sa-lem.
  • Cũng trong thời Nê-hê-mi, một Ba-rúc khác (con trai của Côn Hô-xe) là một trong những lãnh đạo định cư ở Giê-ru-sa-lem sau khi tường thành được phục hồi.
  • Một Ba-rúc khác (con trai của Nê-ri-gia) nữa, là phụ tá cho tiên tri Giê-rê-mi trong nhiều công việc khác nhau như viết lại sứ điệp của Đức Chúa Trời và đọc cho dân sự nghe.

Ba-san

Ba-san là vùng đất phía đông biển Ga-li-lê, trải dài vùng đất bây giờ là Sy-ri và cao nguyên Gô-lan.

  • Một thành phố dành cho người lánh nạn trong Cựu Ước gọi là “Gô-lan” tọa lạc ở vùng đất Ba-san.
  • Ba-san là một vùng đất phì nhiêu nổi tiếng về cây sồi và những động vật ăn cỏ.
  • Sáng thế ký 14 chép rằng Ba-san là địa điểm chiến tranh giữa một số vua và nước của họ.
  • Trong thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên lang thang trong đồng vắng sau khi thoát khỏi Ê-díp-tô, họ chiếm cứ một vùng đất Ba-san.
  • Nhiều năm sau đó, vua Sa-lô-môn nhận sự cung cấp từ vùng đất đó.

Ba-tê-lê-my

Ba-tê-lê-my là một trong mười hai sứ đồ của Chúa Giê-xu.

  • Cùng với các sứ đồ khác, Ba-tê-lê-my được sai đi giảng phúc âm và làm phép lạ trong danh của Chúa Giê-xu.
  • Ông cũng là một trong những người nhìn thấy Chúa Giê-xu thăng thiên.
  • Sau đó một vài tuần ông ở cùng với các sứ đồ khác tại thành Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Ngũ tuần khi Đức Thánh Linh ngự trên họ.

Bát-sê-ba

Bát-sê-ba là vợ của U-ri, một người lính trong đạo quân của vua Đa-vít. Bà trở thành vợ của Đa-vít và mẹ của Sa-lô-môn.

  • Đa-vít phạm tội tà dâm với Bát-sê-ba trong khi bà đang là vợ U-ri.
  • Khi Bát-sê-ba mang thai con của Đa-vít, ông đã lập mưu giết U-ri tại chiến trường.
  • Sau đó Đa-vít kết hôn với Bát-sê-ba và bà sanh con.
  • Đức Chúa Trời đoán phạt Đa-vít về tội của ông bằng cách khiến cho đứa trẻ phải chết sau khi ra đời vài ngày.
  • Sau nầy, Bát-sê-ba sinh thêm cho Đa-vít một con trai khác là Sa-lô-môn, là người sau nầy nối ngôi Đa-vít.

Bê-e-sê-ba

Trong thời Cựu Ước, Bê-e-sê-ba là một thành phố tọa lạc cách Giê-ru-sa-lem về phía tây nam khoảng 45 dặm trong vùng sa mạc bây giờ gọi là Nê-ghép.

  • Sa mạc xung quanh Bê-e-sê-ba là vùng đồng vắng nơi A-ga và ích-ma-ên sống lang thang sau khi Áp-ra-ham đuổi họ ra khỏi trại.
  • Tên của thành phố nầy có nghĩa là “giếng thề nguyện”. Tên nầy do Áp-ra-ham có lời thề sẽ trừng phạt người của vua A-bi-mê-léc vì họ chiếm giữ một trong những giếng của Áp-ra-ham.

Bê-ên-xê-bun

Bê-ên-xê-bun là chúa quỉ và là một tên gọi khác của Sa tan, hay ma quỉ.

  • Trong nhiều bản Kinh Thánh Bê-ên-xê-bun cũng được viết một cách khác là Bê-ên-dê-bun.
  • Nghĩa đen của nó là “chúa tể loài ruồi”, có nghĩa là “thủ lĩnh của ma quỷ”.
  • Vì đây là một tên gọi nên cần được dịch thành một tên gọi.
  • Có thể dịch là “quỷ Bê-ên-xê-bun” để làm rõ nó chỉ về ai.

Bê-na-gia

Bê-na-gia là tên của một số người trong Cựu Ước.

  • Bê-na-gia con trai của Giê-hô-gia-đa là một trong những người mạnh mẽ của Đa-vít. Ông là một binh sĩ điêu luyện và được đặt làm người hộ tống Đa-vít.
  • Khi Sa-lô-môn lên làm vua, Bê-na-gia giúp ông tiêu diệt kẻ thù. Cuối cùng ông trở thành quan tổng binh của quân đội Y-sơ-ra-ên.
  • Có một số người khác tên Bê-na-gia trong Cựu Ước bao gồm ba người Lê-vi: một thầy tế lễ, một nhạc công và một hậu duệ của A-sáp.

Bê-rê

Trong thời Tân Ước, Bê-rê là một thành phố Hy Lạp sung túc ở phía đông nam Ma-xê-đoan, cách Tê-sa-lô-ni-ca khoảng 80 dặm về phía nam.

  • Phao-lô và Si-la chạy trốn tới thành Bê-rê sau khi các tín đồ Cơ đốc giúp họ trốn thoát khỏi sự chống đối của Do Thái ở Tê-sa-lô-ni-ca.
  • Khi người dân thành Bê-rê nghe Phao-lô rao giảng, họ tra cứu Kinh Thánh để xác định điều ông nói là có thật.

Bê-rít-sin

Bê-rít-sin là một Cơ Đốc nhân người Do Thái ở thế kỷ thứ nhất, cùng chồng là A-qui-la đã cộng tác với Phao-lô trong công việc truyền giáo của ông.

  • Phao-lô gặp A-qui-la và Bê-rít-sin tại Cô-rinh-tô.
  • A-qui-la và Bê-rít-sin từng sống ở La Mã một thời gian.
  • Cặp vợ chồng này cùng làm nghề may trại với Phao-lô, và giúp đỡ ông trong công tác truyền giáo.
  • Cả A-qui-la và Bê-rít-sin được nhắc đến nhiều lần trong Tân Ước là người giúp đỡ Phao-lô.
  • Bê-rít-sin thường được nêu gương là một nữ giáo viên trong hội thánh đầu tiên.

Bê-tên

Bê-tên là tên một thành phố tọa lạc ở phía bắc Giê-ru-sa-lem trong xứ Ca-na-an. Trước đó nó được gọi là “Lu-xơ”.

  • After receiving God's promises for the first time, Abram (Abraham) built an altar to God near Bethel. The actual name of the city was not yet Bethel at that time, but it was usually referred to as "Bethel" which was better known.
  • Khi chạy trốn Ê sau, Gia-cốp nghỉ đêm ở gần thành phố nầy và nằm ngủ ngoài trời ở đó. Khi đang ngủ, ông chiêm bao thấy thiên sứ lên xuống trên một cái thang dẫn đến thiên đàng.
  • Thành này không có tên là “Bê-tên” cho đến khi Gia-cốp đặt tên cho nó như vậy. Để làm rõ hơn, một số bản dịch có thể dịch là “Lu-xơ (sau nầy gọi là Bê-tên)” trong phân đoạn thuật lại khi Áp-ra-ham cũng như Gia-cốp lần đầu tiên đến đó (trước khi ông đổi tên thành phố).
  • Bê-tên thường được nhắc đến trong Cựu Ước và là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng.

Bê-tha-ni

Bê-tha-ni là một thành phố tọa lạc tại sườn núi phía đông núi Ô-li-ve, cách Giê-ru-sa-lem chừng 2 dặm về phía đông.

  • Bê-tha-ni nằm gần con đường trải dài giữa Giê-ru-sa-lem và Giê-ri-cô.
  • Chúa Giê-xu thường đến thăm Bê-tha-ni, nơi các bạn thân của Chúa Giê-xu là La-xa-rơ, Ma-thê và Ma-ri sinh sống.
  • Bê-tha-ni đặc biệt nổi tiếng là nơi Chúa Giê-xu cứu La-xa-rơ sống lại.

Bê-tu-ên

Bê-tu-ên là con trai của người anh của Áp-ra-ham tên là Na-cô.

  • Bê-tu-ên là cha của Rê-bê-ka và em gái của La-ban.
  • Cũng có một thành phố tên là Bê-tu-ên có lẽ tọa lạc miền nam Giu-đa, gần thành Bê-e-sê-ba.

Bên-gia-min

Bên-gia-min là con trai út của Gia-cốp và Ra-chên. Tên của ông có nghĩa là “con trai của tay hữu ta”.

  • Ông cùng anh trai là Giô-sép là con duy nhất của Ra-chên, người đã qua đời sau khi sinh Bên-gia-min.
  • Hậu tự của Bên-gia-min trở thành một trong mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên.
  • Vua Sau-lơ của Y-sơ-ra-ên thuộc chi phái Bên-gia-min.
  • Sứ đồ Phao-lô cũng thuộc chi phái Bên-gia- min.

Bết Sê-mết

Bết Sê-mết là tên của một thành phố Ca-na-an, cách Giê-ru-sa-lem khoảng 30 km về phía tây.

  • Dân Y-sơ-ra-ên chiếm giữ Bết Sê-mết trong suốt thời kì Giô-suê làm lãnh đạo.
  • Bết Sê-mết là thành phố biệt riêng cho thầy tế lễ Lê-vi để sinh sống.
  • Khi người Phi-li-tin đem trả hòm giao ước lại cho Giê-ru-sa-lem, thành phố Bết Sê-mết là thành phố đầu tiên họ dừng chân.

Bết-lê-hem, Ép-ra-ta

Bết-lê-hem là một thành phố nhỏ trong xứ Y-sơ-ra -ên, gần thành Giê-ru-sa-lem. Thành nầy cũng có tên là Ép-ra-ta, đây có lẽ là tên gọi ban đầu của nó.

  • Bết-lê-hem được gọi là “thành Đa-vít”, vì vua Đa-vít ra đời tại đó.
  • Tiên tri Mi-chê nói rằng Đấng Mê-si-a sẽ đến từ “Bết-lê-hem Ép-ra-ta”.
  • Ứng nghiệm lời tiên tri nầy, Chúa Giê-xu đã giáng sinh tại Bết-lê-hem nhiều năm sau đó.
  • Bết-lê-hem có nghĩa là “nhà bánh mì” hoặc là “nhà thực phẩm”.

Biển Ga-li-lê

Biển Ga-li-lê là một hồ nước ở phía đông Y-sơ-ra-ên. Nước hồ chảy về phía nam qua sông Giô-đanh đổ vào Biển Chết.

  • Thành Ca-bê-na-um và Bết-sai-đa nằm cạnh Biển Ga-li-lê.
  • Biển Ga-li-lê có các tên gọi khác là: Biển Ti-bê-ri-át, Biển Ki-nê-rết, hồ Ghê-nê-xa-rết.

Biển Muối, Biển Chết

Biển Muối (còn được gọi là Biển Chết) nằm giữa miền nam Y-sơ-ra-ên về phía tây và Mô-áp về phia đông.

  • Sông Giô-đanh chảy về phía nam đổ vào Biển Muối.
  • Vì nó nhỏ hơn hầu hết các vùng biển nên có thể được gọi là “Hồ Muối”.
  • Biển có nồng độ chất khoáng (muối) cao, do đó không một sinh vật nào có thể sống trong vùng nước này. Đây chính là lí do cho tên gọi “Biển Chết”.
  • Trong Cựu Ước, biển này cũng được gọi là “Biển Arabah” hay “Biển Negev” vì nó nằm gần khu vực Arabah và Negev.

Biển Sậy

“Biển Sậy” là tên của một vùng biển nằm giữa Ai Câp và Ả Rập. Ngày nay có tên là Biển Đỏ

  • Biển Đỏ dài và hẹp, nó lơn hơn hồ hay sông nhưng nhỏ hơn đại dương.
  • Dân Y-sơ-ra-ên phải vượt qua Biển Đỏ khi họ trốn khỏi Ai Cập. Đức Chúa Trời đã làm một phép lạ và khiến nước biển rẽ ra để dân chúng đi qua trên đất khô.
  • Xứ Ca-na-an nằm ở phía bắc biển này.
  • Có thể dịch là “biển đầy sậy”.

Biển, biển lớn, biển tây

Trong Kinh Thánh, “biển lớn” hay “biển tây” đề cập đến biển Địa Trung Hải ngày nay, là vùng nước lớn nhất mà người xưa trong thời Kinh Thánh biết đến.

  • Biển lớn (Địa Trung Hải) được bao bọc bởi Y-sơ-ra-ên (phía đông), châu Âu (phía bắc và phía tây) và châu Phi (phía nam).
  • Biển này đóng vai trò quan trọng trong thương mại và du lịch thời xưa vì nó giáp với nhiều quốc gia. Nhiều thành phố và dân tộc sống trên bờ biển này rất thịnh vượng nhờ vào việc vận chuyển hàng hoá từ các nước khác rất dễ dàng bằng thuyền.
  • Vì biển lớn nằm về phía tây của Y-sơ-ra-ên nên đôi khi được gọi là “biển tây.”

Bô-ô

Bô-ô là chồng của Ru-tơ, ông cố nội của vua Đa-vít, và là tổ phụ của Chúa Giê-xu Christ.

  • Bô ô sống trong thời Các quan xét ở Y-sơ-ra-ên.
  • Ông là bà con của một người phụ nữ Y-sơ-ra-ên tên là Na-ô-mi, bà đã trở về Y-sơ-ra-ên sau khi chồng và con trai qua đời ở Mô-áp.
  • Bô-ô “đã chuộc lại” con dâu góa phụ của Na-ô-mi là Ru-tơ bằng cách cưới nàng, cho nàng một tương lại có chồng và con cái.
  • Ông được xem là hình ảnh của Chúa Giê-xu giải cứu và chuộc chúng ta khỏi tội lỗi.

Bông

Bông là một tỉnh La Mã trong thời đại đế quốc La Mã và Hội Thánh đầu tiên. Bông nằm dọc theo bờ biển Đen, ở vùng phía bắc của khu vực ngày nay là nước Thổ Nhĩ Kỳ.

  • Những người từ xứ Bông có mặt tại Giê-ru-sa-lem khi Đức Thánh Linh giáng trên các sứ đồ vào Ngày lễ Ngũ Tuần.
  • A-bô-lô là một Cơ Đốc nhân Hy Lạp xuất thân từ Bông.
  • Phi-e-rơ viết thư cho tất cả các Cơ Đốc nhân bị tản lạc ở nhiều vùng khác nhau, chẳng hạn như ở Bông.

Ca-bê-na-um

Ca-bê-na-um là một làng đánh cá tọa lạc ở bờ biển tây bắc của biển Ga li lê.

  • Chúa Giê-xu ở tại Ca-bê-na-um khi Ngài đến dạy dỗ ở Ga-li-lê.
  • Một số môn đồ của Ngài xuất thân từ Ca-bê-na-um.
  • Chúa Giê-xu cũng làm nhiều phép lạ ở thành này, bao gồm việc khiến bé gái đã chết sống lại.
  • Ca-bê-na-um là một trong ba thành phố Chúa Giê-xu công khai quở trách vì dân ở đó từ chối Ngài và không tin sứ điệp của Ngài. Ngài cảnh báo họ rằng Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt họ vì sự vô tín của họ.

Ca-đe

Ca-đe hay Ca-đe-Ba-nê-a là tên của một thành phố quan trọng trong lịch sử nước Y-sơ-ra-ên, nằm ở địa phận nước Syria ngày nay.

  • Ca-đe là một ốc đảo nằm giữa đồng vắng Xin.
  • Áp-ra-ham đi qua Ca-đe trong những chuyền hành trình của ông.
  • Y-sơ-ra-ên đóng trại tại Ca-đe trong khi lang thang trong đồng vắng.
  • Tại Ca-đe Môi-se bị từ chối không được vào đất hứa vì không vâng theo chỉ dẫn của Đức Chúa Trời khi lấy nước từ tảng đá.

Ca-in

Ca-in và em trai là A-bên là hai con trai đầu lòng của A-đam và Ê-va đã được đề cập trong Kinh Thánh.

  • Ca-in làm nghề nông và sản xuất nông phẩm trong khi A-bên làm nghề chăn chiên.
  • Do lòng đố kỵ, Ca-in giết em trai vì Đức Cúa Trời chấp nhận của lễ của A-bên, nhưng không nhậm của lễ của ông.
  • Để phạt Ca-in, Đức Chúa Trời đuổi Ca-in ra khỏi vườn Ê-đen và cho ông biết đất sẽ không sanh hoa lợi cho ông nữa.
  • Đức Chúa Trời đánh dấu trên trán Ca-in để làm dấu rằng Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ ông khỏi bị giết khi ông phải đi lang thang.

Ca-lép

Ca-lép là một trong mười hai thám tử được Môi-se sai đi thám thính xứ Ca-na-an.

  • Ông và Giô-suê bảo dân chúng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ giúp họ đánh bại dân Ca-na-an.
  • Giô suê và Ca-lép là hai người duy nhất trong thế hệ của họ được phép tiến vào đất hứa Ca-na-an.
  • Ca-lép xin ban đất Hếp-rôn cho ông và gia đình ông. Ông biết rằng Đức Chúa Trời sẽ giúp ông đánh bại dân tộc sống tại đó.

Ca-na

Ca-na là một ngôi làng hoặc là thành phố nhỏ ở vùng Ga-li-lê, tọa lạc cách Na-xa-rét độ chín dặm về phía bắc.

  • Ca-na là quê nhà của Na-tha-na-ên, là một trong mười hai sứ đồ.
  • Chúa Giê-xu tham dự một tiệc cưới ở Ca-na và làm phép lạ hoặc “dấu kỳ” đầu tiên tại đây khi Ngài hóa nước thành rượu.
  • Thời gian sau đó có lần Chúa Giê-xu trở lại Ca-na và gặp một quan thị vệ ở Ca-bê-na-um là người cầu xin Ngài chữa bệnh cho con trai ông.

Ca-na-an, dân Ca-na-an

Ca-na-an là con trai của Cham, một trong các con trai của Nô-ê. Dân Ca-na-an là dòng dõi của Ca-na-an.

  • Từ “Ca-na-an” hay “xứ Ca-na-an” cũng chỉ về vùng đất giữa sông Giô-đanh và Địa Trung Hải. Nó trải dài đến biên giới Ai Cập ở phía nam và biên giới Sy-ri ở phía bắc.
  • Đây là vùng đất sinh sống của dân Ca-na-an cùng một số nhóm dân khác.
  • Đức Chúa Trời hứa ban xứ nầy cho Áp ra ham và dòng dõi ông, là dân Y-sơ-ra-ên.

Cai-phe

Cai-phe là thầy tế lễ thượng phẩm của dân Y-sơ-ra-ên trong thời của Giăng Báp tít và Chúa Giê-xu.

  • Cai-phe đóng một vai trò quan trọng trong sự xét xử và định tội Chúa Giê-xu.
  • ​Thấy tế lễ thượng phẩm An-ne va Cai-phe là người xét xử Phi-e-rơ và Giăng lúc họ bị bắt giữ sau khi chưa lành cho người què.
  • Cai-phe là người nói rằng thà một người chết vì cả đất nước hơn là cả đất nước phải tàn lụi. Đức Chúa Trời khiến ông nói điều này như một lời tiên tri về việc Chúa Giê-xu sẽ chết để cứu con dân của Ngài.

Canh-đê, dân Canh-đê

Canh-đê là vùng đất phía nam Mê-sô-bô-ta-mi hoặc Ba-by-lôn. Người dân sống ở vùng nầy được gọi là dân Canh-đê.

  • Thành U rơ là quê nhà của Áp ra ham, tọa lạc tại Canh-đê. Nó còn được gọi là “U-rơ thuộc Canh-đê”.
  • King Nebuchadnezzar was one of several Chaldeans who became kings over Babylonia.
  • Sau nhiều năm, khoảng năm 600 TCN, từ “Canh-đê” mang ý nghĩa là “Ba by lôn”.
  • Trong sách Đa-ni-ên, cùm từ “người Canh-đê” chỉ về tầng lớp những người được học cao và nghiên cứu về các ngôi sao.

Cạt-mên, núi Cạt-mên

“Núi Cạt-mên” là một rặng núi tọa lạc dọc theo bờ biển Địa Trung Hải, phía bắc đồng bằng Sa-rôn. Đỉnh cao nhất là 546 mét.

  • Cũng có một thành tên là “Cạt-mên” ở Giu-đa, phía nam Biển Muối.
  • Địa chủ giàu có Na-banh và vợ ông là A-bi-gia sống gần Cạt-mên, là nơi Đa-vít và những người của ông giúp bảo vệ cho những người hớt lông chiên của Na-banh.
  • Tại núi Cạt mên, Ê-li đã thách đấu với các tiên tri Ba anh nhằm mục đích chứng tỏ Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chân chính duy nhất.
  • Để làm rõ đây không phải là một ngọn núi riêng lẽ thì từ “núi Cạt-mên” có thể dịch là “núi trong rặng núi Cạt-mên” hoặc “rặng núi Cạt-mên”.

Chíp-rơ

Chíp-rơ là một đảo nàm trên biển Địa Trung Hải, cách 64 km về phía nam nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

  • Ba-na-ba xuất thân từ Chíp-rơ vì vậy chắc hẳn rằng người bà con của ông là Giăng Mác cũng xuất thân từ đây.
  • Phao-lô và Ba-na-ba đến đảo Chíp-rơ để rao giảng vào thời gian đầu trong hành trình truyền giáo lần thứ nhất. Giăng Mác có đi cùng trong hành trình nầy để giúp đỡ họ.
  • Sau này, Ba-na-ba và Mác trở lại thăm Chíp-rơ một lần nữa
  • Trong Cựu ước, Chip-rơ được đề cập như một nơi có nguồn tài nguyên dồi dào là cây bách.

Cô-lô-se, người Cô-lô-se

Trong thời Tân Ước, Cô-lô-se là một thành phố tọa lạc tại xứ Phi ri gi của La mã, vùng đất bây giờ thuộc phía tây nam Thổ nhĩ kỳ. Người Cô-lô-se là người dân sinh sống trong thành Cô-lô-se.

  • Là thành phố nội địa cách biển Địa Trung Hải độ 100 dặm, Cô-lô-se tọa lạc dọc theo con đường thương mại quan trọng giữa Ê-phê-sô và sông Ơ-phơ-rát.
  • Khi bị giam cầm ở La Mã, Phao-lô đã viết sách “Cô-lô-se”, như một thư tín gửi cho tín hữu ở Cô-lô-se để sửa sai về vấn đề đạo giáo khác.
  • Khi viết thư tín nầy, Phao-lô không đến thăm viếng Cô-lô-se trước đó nhưng ông nghe tin về những tín hữu ở đó từ người bạn đồng sự với ông là Ê-pháp-ra.
  • Ê-pháp-ra có lẽ là một người hầu việc Chúa đã thành lập hội thánh Cô-lô-se.
  • Sách Phi-lê-môn là thư tín Phao-lô gửi cho một chủ nô ở Cô-lô-se.

Cô-ra

Cô-ra là tên của ít nhất hai người trong Cựu Ước.

  • Một trong các con trai của Ê-sau tên là Cô-ra. Ông trở thành một lãnh đạo của dân tộc.
  • Cô-ra cũng là một hậu duệ của Lê-vi, ông làm thầy tế lễ phục vụ trong đền tạm. Ông ghen tị với địa vị và thẩm quyền Đức Chúa Trời ban cho Môi-se và A-rôn.
  • Ông đã âm mưu cùng với Đa-than và A-bi-ram kích động dân chúng nổi loạn chống lại những người lãnh đạo mà Đức Chúa Trời lập trên họ..

Cơ-rê-thi

Cơ-rê-thi là một nhóm dân có lẽ thuộc dân Phi-li-tin. Còn có cách viết khác là “Kê-rê-thít”.

  • “Dân Cơ-rê-thi và Phê-lê-thít” là một nhóm quân lính đặc biệt trong quân đội của Đa-vít, họ đặc biệt tận tụy làm hộ vệ cho ông.
  • Bê-na-gia, con trai của Giê-hô-gia-đa, một thành viên trong ban chỉ huy của Đa vít, là lãnh đạo của dân Cơ-rê-thi và Phê-lê-thít.
  • Dân Cơ-rê-thi vẫn ở lại với Đa-vít khi ông trốn khỏi Giê-ru-sa lem do Áp-sa-lôm tạo phản.

Cơ-rết, người Cơ-rết

Cơ-rết là một hải đảo tọa lạc tại hướng đông nam bờ biển Hy Lạp. Dân Cơ-rết là người sinh sống trên đảo nầy.

  • Sứ đồ Phao-lô từng tới đảo nầy trong hành trình truyển giáo của ông.
  • Phao-lô để lại đồng sự của mình là Tít ở lại Cơ-rết để dạy dỗ tín đồ và giúp bầu chọn lãnh đạo ở đó.

Cô-rinh-tô, người Cô-rinh-tô

Cô-rinh-tô là một thành phố Hy Lạp, cách thành A-thên về phía tây độ 50 dặm. Người Cô-rinh-tô là những người sinh sống ở thành Cô-rinh-tô.

  • Cô-inh-tô cũng là một trong những địa điểm của các hội thánh đầu tiên.
  • Trong Tân Ước, sách I Cô-rinh-tô và II Cô-rinh-tô được Phao-lô viết cho các Cơ Đốc nhân sống tại Cô-rinh-tô.
  • Trong hành trình truyền giáo lần thứ nhất, Phao-lô ở lại thành Cô-inh-tô gần 18 tháng.
  • Trong khi ở tại hội thánh Cô-rinh-tô, Phao-lô gặp gỡ A-qui-la và Bê-rít-xin.
  • Các lãnh đạo hội thánh khác trong thời kỳ đầu tiên gắn bó với hội thánh Cô-rinh-tô gồm có Ti-mô-thê, Tít, A-bô-lô và Si-la.

Cọt-nây

Cọt-nây không phải là người Do Thái mà là một sĩ quan trong quân đội La mã.

  • Cọt-nây thường cầu nguyện với Đức Chúa Trời và dâng hiến rộng rãi cho người nghèo.
  • Khi Cọt-nây và gia đình nghe sứ đồ Phi-e-rơ giải nghĩa về phúc âm, họ bằng lòng tin Chúa Giê-xu.
  • Cả đại gia đình của Cọt-nây là những người ngoại tin Chúa đầu tiên.
  • Điều này bày tỏ cho các môn đồ của Chúa Giê-xu biết rằng Ngài đến để cứu tất cả mọi người, bao gồm cà dân ngoại.

Cúc

Cúc là con trai cả của Cham, con trai của Nô-ê. Ông cũng là tổ phụ của Nim-rốt. Hai trong số các anh em của ông tên là Ê-díp-tô và Ca-na-an.

  • Trong thời Cựu Ước, “Cúc” là tên của một khu vực rộng lớn ở phía nam Y-sơ-ra-ên. Có thể vùng đất này được đặt theo tên của Cúc, con trai của Cham.
  • Vùng đất Cúc cổ xưa bao gồm một vùng đất vào nhiều thời gian khác nhau bao gồm nhiều vùng đất ngày nay là Su-đan, Ai Cập, Ê-thi-ô-pi-a và có thể là Ả Rập Xê-út.
  • Có một người khác tên là Cúc được nhắc đến trong Thi Thiên. Đó là một người Bên-gia-min.

Đa-li-la

Đa-li-la là một người đàn bà Phi-li-tin mà Sam-sôn rất yêu thích tuy không phải là vợ của ông.

  • Người Phi-li-tin hối lộ Đa-li-la để đánh lừa Sam-sôn nói cho bà ta biết cách làm cho Sam-sôn không còn sức mạnh. Khi đó người Phi-li-tin mới đến bắt Sam-sôn.
  • Đa-li-la yêu thích tiền bạc hơn là Sam-sôn.

Đa-mách

Đa-mách là thủ đô của Sy-ri. Địa điểm của thành nầy vẫn còn nằm tại chổ cũ như trong thời Kinh Thánh.

  • Đa-mách là một trong những thành phố luôn có người ở cổ xưa nhất trên thế giới.
  • Trong suốt thời Áp-ra-ham, Đa-mách là thủ đô của vương quốc A-ram (tọa lạc tại vùng đất bây giờ là Sy-ri)
  • Trong toàn bộ Kinh Thánh Cựu Ước có nhiều thông tin liên quan đến những tương tác lịch sử quan trọng giữa cư dân thành Đa-mách và người Y-sơ-ra-ên
  • Có một số lời tiên tri tiên đoán về sự hủy diệt của thành Đa-mách. Những lời tiên tri nầy có lẽ được ứng nghiệm khi A-si-ri phá hủy thành phố trong thời Cựu Ước hoặc có lẽ sự hủy diệt sẽ trọn vẹn hơn trong tương lai.
  • Trong Tân Ước, Sau-lơ người Pha-ri-si (sau nầy là Phao-lô) trên đường đến Đa-mách để bắt bớ tín đồ Cơ Đốc thì gặp gỡ Chúa Giê-xu và Ngài khiến cho ông đặt đức tin nơi Ngài.

Đa-ni-ên

Đa-ni-ên là một tiên tri Y-sơ-ra-ên bị vua Nê bu cát nết sa bắt đem sang Ba by lôn làm phu tù khi hãy còn trẻ tuổi vào khoảng năm 600 TCN.

  • Đây là khoảng thời gian nhiều người Ysơ ra ên khác ở Giu-đa bị bắt làm phu tù tại Ba-by-lôn trong 70 năm.
  • Đa-ni-ên được đặt tên theo tiếng Ba by lôn là Bên-tơ-xét-xe.
  • Đa-ni-ên là một chàng trai liêm khiết, công bình, là người biết vâng lời Đức Chúa Trời.
  • Đức Chúa Trời ban cho Đa-ni-ên khả năng giải mộng hoặc khải tượng cho vua Ba by lôn.
  • Nhờ khả năng nầy và tính cách liêm chính, Đa-ni-ên được ban cho địa vị lãnh đạo cao trọng trong xứ Ba by lôn.
  • Nhiều năm sau đó, kẻ thù của Đa-ni-ên đánh lừa vua Ba by lôn là Đa ri út trong việc ban hành đạo luật không cho phép thờ phượng ai khác ngoài nhà vua. Đa-ni-ên kiên trì cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời nên ông bị bắt và bị ném vào hang sư tử. Nhưng Đức Chúa Trời giải cứu ông và ông không bị thương tích gì.

Đa-ri-út

Đa-ri-út là tên của một vài nhà vua nước Phe rơ sơ. Rất có thể Đari út là một tước vị hơn là một cái tên.

  • "Đa-ri-út người Mê đi” là vị vua vì lầm mưu kẻ gian nên ném tiên tri Đa-ni-ên vào hang sư tử để trừng phạt Đa-ni-ên về tội thờ phượng Đức Chúa Trời.
  • "Đa-ri-út người Phe-rơ-sơ giúp tạo điều kiện xây dựng lại đền thờ Giê-ru-sa-lem trong thời đại của Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi.

Đa-vít

Đa vít là vị vua thứ nhì của Y-sơ-ra-ên vốn là người yêu mến và phục vụ Đức Chúa Trời. Ông là trước giả chính của sách Thi thiên.

  • Khi Đa vít hãy còn trẻ tuổi và đang chăn bầy chiên của gia đình thì Đức Chúa Trời chọn ông làm vua kế tiếp của Y-sơ-ra-ên.
  • Đa vít trở thành một chiến binh vĩ đại và lãnh đạo đội quân Y-sơ-ra-ên chinh chiến chống lại kẻ thù. Sự việc ông đánh bại Gô-li-át người Phi-li-tin trở nên rất nổi tiếng.
  • Sau-lơ tìm cách giết Đa-vít nhưng Đức Chúa Trời bảo vệ ông và lập ông làm vua sau khi vua Sau-lơ băng hà.
  • Đa-vít phạm tội cùng Đức Chúa Trời, nhưng ông ăn năn và được Ngài tha thứ.
  • Chúa Giê-su, Đấng Mê-si, được gọi là “Con Đa vít” vì Ngài là dòng dõi vua Đa-vít.

Đan

Đan là con trai thứ năm của Gia cốp và là tên của một trong mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên. Đan còn là tên của một vùng đất có chi phái Đan định cư ở phía bắc Ca-na-an.

  • Trong thới Áp-ram cũng có một thành phố tên là Đan tọa lạc ở phía tây Giê-ru-sa-lem.
  • Thành nầy có lẽ không tồn tại trong thời gian dân Y-sơ-ra-ên tiến vào đất hứa, nhưng có một thành Đan khác cách Giê-ru-sa-lem khoảng 60 dặm về phía bắc.
  • *Thuật ngữ “người Đan” nói đến dòng dõi của Đan, và cũng là những thành viên của gia tộc.

Dân Ghi-rê-ga-sít

Dân Ghi-rê-ga-sít là nhóm dân sống gần biển Ga-li-lê ở xứ Ca-na-an, thuộc dòng dõi của Nô-ê.

  • Dân này là con cháu của Ca-na-an, con trai của Cham, cho nên họ là một trong số những dân cũng được gọi là “dân Ca-na-an.”
  • Chúa hứa rằng Ngài sẽ giúp dân Do Thái đánh bại dân Ghi-rê-ga-sít và những nhóm dân Ca-na-an khác.
  • Như bao nhóm dân Ca-na-an, người Ghi-rê-ga-sít thờ tà thần và phạm những sự vô luân trong sự thờ lạy đó.

Dân Hết

Dân Hết là dòng dõi của Ham qua con trai ông là Ca-na-an. Họ trở thành một đế chế lớn sống ở nơi ngày nay gọi là Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Palestine

  • Dân Hết thường đe dọa dân Do Thái, cả về thể xác lẫn tinh thần
  • Áp-ra-ham mua một mảnh đất từ Ép-rôn người Hết để chôn người vợ đã mất là Sa-ra trong một hang động ở đó
  • Cha mẹ của Ê-sau rất đau lòng khi ông kết hôn với hai phụ nữ người Hết
  • Một trong những người lính dũng cảm của Đa-vít tên là U-ri người Hết
  • Một số phụ nữ ngoại bang trong hậu cung của Sa-lô-môn là người Hết. Những phụ nữ này khiến lòng Sa-lô-môn xa cách với Đức Chúa Trời vì họ thờ lạy các thần giả

Dân Hi-vi

Dân Hi-vi là một trong bảy nhóm người chiếm đa số sống ở Ca-na-an khi Giô-suê dẫn dân Do Thái để chiếm vùng đất.

  • Dân Hê-vi là dòng dõi từ Ham con trai của Nô-ê.
  • Dân Do Thái bị lừa kết một hiệp ước với dân Hê-vi thay vì chinh phục họ.
  • Si-chem người Hê-vi cưỡng hiếp con gái của Gia-cốp là Đi-na, và các anh em của bà đã giết hại nhiều người Hê-vi để trả thù.

Dân Phi-li-tin

Dân Phi-li-tin là nhóm người chiếm giữ một khu vực tên là Phi-li-tin dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Tên của dân tộc này có nghĩa là “người của biển”.

  • Thành Ách-đốt nằm ở phía bắc Phi-li-tin và thành Ga-xa nằm ở phía nam.
  • Có thể người Phi-li-tin được biết đến nhiều nhất về việc nhiều năm tranh chiến cùng dân Y-sơ-ra-ên.
  • Vua Đa-vít thường dẫn đầu trận chiến chống lại Phi-li-tin, kể cả khi ông là một thanh niên đã hạ gục chiến binh Phi-li-tin là Gô-li-át.

Đất Phi-li-tin

Phi-li-tin là tên một vùng rộng lớn ở Ca-na-an, nằm dọc theo bờ biển Địa Trung Hải.

  • Vùng này nằm dọc theo đồng bằng ven biển rất màu mỡ trải dài từ Giốp-bê ở phía bắc đến Ga-xa ở phía nam, dài khoảng 64 km và rộng khoảng 16 km.
  • Đất Phi-li-tin do người Phi-li-tin chiếm giữ, đây là một nhóm người mạnh bạo thường xuyên là kẻ thù của Y-sơ-ra-ên.

Ê-đen, vườn Ê-đen

Tồn tại từ thời cổ đại, Ê-đen là một nơi có khu vườn Đức Chúa Trời ban cho người nam và người nữ đầu tiên có nơi sinh sống.

  • Khu vườn mà A-đam và Ê-va sống chỉ là phần duy nhất của Vườn Ê-đen.
  • Không chắc khu vực Ê-đen được đặt chính xác tại đâu, nhưng đó là nơi có sông Ti-rít và Ơ-phơ-rát chảy ngang qua.
  • Từ ngữ “Ê-đen” có gốc từ tiếng Hê-bơ-rơ, nghĩa là “rất thích thú.”

Ê-đôm, dân Ê-đôm, Y-đu-mê, Sê-i-rơ, Têman

"Ê-đôm là tên khác của Ê-sau, và dân Ê-đôm là dòng dõi của ông. Xứ Ê-đôm cũng có tên là “Y-đu-mê” hoặc “Sê-i-rơ”.

  • Ê-đôm là vùng đồi núi và tọa lạc ở phía nam và phía đông của Y-sơ-ra-ên.
  • Từ ngữ Ê-đôm có nghĩa là “màu đỏ” nói đến sự việc Ê-sau có bộ tóc màu đỏ ngay từ lúc mới ra đời. Hoặc cũng có thể liên quan đến tô canh màu đỏ mà Ê-sau ăn để bán quyền trưởng nam.
  • Trong Cựu Ước, xứ Ê-đôm thường được đề cập như một kẻ thù của Y-sơ-ra-ên.
  • Đức Chúa Trời ban cho các tiên tri thời Cựu Ước nhiều lời tiên tri tiêu cực để nói nghịch cùng Ê-đôm. Toàn bộ sách Áp đia đều nói về sự hủy diệt xứ Ê-đôm.

Ê-lam

Ê-lam là con trai Sem và là cháu nội của Nô-ê.

  • Dòng dõi của Ê-lam là dân Ê-lam sống ở vùng đất tên là Ê-lam.
  • Xứ Ê-lam tọa lạc tại phía đông nam sông “Hi-đê-ke” bây giờ phía tây Iran.

Ê-lê-a-sa

Ê-lê-a-sa là tên của một vài người trong Kinh Thánh.

  • Ê-lê-a-sa là con thứ ba của anh trai Môi-se là A-rôn. Sau khi A-rôn chết, Ê-lê-a-sa trở thành thầy tế lễ thượng phẩm ở Y-sơ-ra-ên.
  • Ê-lê-a-sa cũng là tên của một trong những người “mạnh dạn” của Đa-vít.
  • Ê-lê-a-sa là tên của một trong các tổ phụ của Chúa Giê-xu.

Ê-li

Ê-li là một trong những tiên tri quan trọng nhất của Đức Giê-hô-va. Ê-li làm tiên tri khi A-háp làm vua ở vương quốc phía bắc của Y-sơ-ra-ên.

  • Đức Chúa Trời làm nhiều phép lạ qua Ê-li, bao gồm việc khiến một đứa bé đã chết sống lại.
  • Ê-li quở trách Vua A-háp vì thờ lạy thần Ba-anh.
  • Ông thách thức các tiên tri Ba-anh một cuộc thi thố nhằm chứng minh rằng Đức Giê-hô-va là một Đức Chúa Trời có thật.
  • Vào cuối đời của Ê-li, Chúa cất ông lên trời một cách diệu kỳ khi ông vẫn còn sống.
  • Hàng trăm năm sau đó, Ê-li, cùng với Môi-se, hiện ra với Chúa Giê-su trên một ngọn núi và cả ba đều nói về sự đau khổ và chịu chết của Chúa tại Giê-ru-sa-lem.

Ê-li-a-kim

Ê-li-a-kim là tên của hai người trong Cựu Ước

  • Một người tên là Ê-li-a-kim cai quản cung điện dưới thời vua Ê-xê-chia từ năm 715 đến năm 686 TCN.
  • Một Ê-li-a-kim khác là con của vua Giô-sia. Ê-li-a-kim nầy lên làm vua Giu-đa nhờ sự ủng hộ của một Pha-ra-ôn xứ Ai Cập tên là “Nê-cô” khoảng năm 600 TCN.
  • Nê-cô đổi tên Ê-li-a-kim là “Giê-hô-gia-kim”

Ê-li-sa-bét

Ê-li-sa-bét là mẹ của Giăng Báp tít. Chồng của bà tên là Xa-cha-ri.

  • Ê-li-sa-bét vốn không thể sinh con, nhưng khi bà quá tuổi sinh nở, Đức Chúa Trời hứa với Xa-cha-ri rằng Ê-li-sa-bét sẽ sinh cho ông một con trai.
  • Đức Chúa Trời giữ lời hứa của Ngài, và chẳng bao lâu Xa-cha -ri và Ê-li-sa-bét đã có thể có con, và bà sinh cho ông một con trai. Họ đặt tên cho đứa bé là Giăng.
  • Ê-li-sa-bét là người bà con của Ma-ri, mẹ của Chúa Giê-xu.

Ê-li-sê

Ê-li-sê là tiên tri ở Y-sơ-ra-ên trong triều đại của các vua A-háp, A-cha-xia, Giô-ram, Giê-hu, Giô-a-cha và Giô-ách.

  • Đức Chúa Trời truyền cho tiên tri Ê-li xức dầu cho Ê-li-sê làm tiên tri
  • Khi Ê-Ii được cất lên trời bằng một chiếc xe ngựa lửa, Ê-li-sê trở thành tiên tri của Đức Chúa Trời đối với các vua của Y-sơ-ra-ên.
  • Ê-li-sê làm nhiều phép lạ, kể cả việc chữa lành một người phung ở Sy-ri, và làm cho đứa con trai của người đàn bà ở Su-nem sống lại.

Ê-phê-sô

Ê-phê-sô là một thành phố Hy Lạp cổ ở bờ biển phía tây của một nước bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ.

  • Trong thời các tín hữu Cơ Đốc đầu tiên, Ê-phê-sô là thủ đô của A-si, lúc đó là tên của một tỉnh thành nhỏ thuộc La mã.
  • Nhờ có địa điểm (thuận lợi), thành phố nầy là trung tâm thương mại và du lịch quan trọng.
  • Có một đền thờ nổi tiếng của người ngoại giáo là nơi thờ nữ thần Át-tạt-tê hoặc Đi-anh tọa lạc tại Ê-phê-sô.
  • Phao-lô sống và làm việc ở Ê-phê-sô trong hơn hai năm và sau đó chọn Ti-mô-thê ở lại chăm sóc tín đồ mới ở đó.
  • Sách Ê-phê-sô trong Tân Ước là thư tín Phao-lô viết gửi cho tín hữu ở Ê-phê-sô.

Ê-sai

Ê-sai là một tiên tri của Đức Chúa Trời

  • Ê-sai viết nhiều lời tiên tri về nước Y-sơ-ra-êm và các lời tiên tri đó thành hiện thực khi ông vẫn còn sống.
  • Ê-sai được đặc biệt biết đến qua những lời tiên tri về Đấng Mê-si-a, 700 năm sau, những điều ông viết trở thành hiện thực khi Chúa Giê-su sống trên đất.
  • Chúa Giê-su và các môn đồ của Ngài trích dẫn các lời tiên tri của Ê-sai để dạy dân chúng về Đấng Mê-si-a.
  • Sách Ê-sai là một trong những sách chính trong Kinh Thánh.

Ê-sau

Ê-sau là một trong hai người con sinh đôi của Y-sác và Rê-bê-ca. Ê-sau là con trưởng nam. Người em song sinh tên là Gia-cốp.

  • Ê-sau bán quyền trưởng nam cho người em là Gia-cốp để đổi lấy một bát canh.
  • Do vì Ê-sau được sinh ra trước nên lẽ ra được người cha chúc phước cho. Nhưng Gia-cốp khôn khéo chiếm lấy quyền được chúc phước của Ê-sau. Lúc đầu, Ê-sau rất tức giận đến nổi muốn giết chết Gia-cốp nhưng sau đó ông bỏ qua.
  • Ê-sau có nhiều con nhiều cháu, và dòng dõi nầy lập thành một dân sống ở xứ Ca-na-an.

Ê-thi-ô-bi, người Ê-thi-ô-bi

Ê-thi-ô-bi là một nước thuộc Phi châu, tọa lạc về phía nam của Ê díp tô, tiếp giáp với sông Nile về phía tây và Hồng hải về phía đông. Người đến từ Ê-thi-ô-bi gọi là “người Ê-thi-ô-bi”.

  • Ê-thi-ô-bi cổ đại tọa lạc tại phía nam Ê-díp-tô và bao gồm vùng đất bây giờ là một phần của một số quốc gia châu Phi, như Xu-đăng, “Ê-thi-ô-bi hiện đại”, Sô-ma-li, Kenya, U-gan-đa.
  • Cộng hòa Trung Phi là Cộng hòa Chad.
  • Trong Kinh Thánh, Ê-thi-ô-bi đôi khi được gọi là Cúc hoặc Nu-bi-a.
  • Các nước Ê-thi-ô-bi và Ê díp tô thường được nhắc đến trong Kinh Thánh có lẽ là do vị trí của chúng sát cạnh nhau và dân tộc có nguồn gốc lịch sử tương tự.
  • Đức Chúa Trời sai nhà truyền giáo Phi-líp tới một sa mạc là nơi ông chia sẻ phúc âm về Chúa Giê-xu với một hoạn quan Ê-thi-ô-bi.

Ê-tiên

Ê-tiên được nhớ đến nhiều nhất là Cơ Đốc nhân đầu tiên tử vì đạo, tức là người đầu tiên bị giết vì niềm tin nơi Chúa Giê-xu. Những sự kiện về cuộc đời và cái chết của ông được chép trong sách Công vụ.

  • Ê-tiên được hội thánh đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem lựa chọn làm người phục vụ cho các tín hữu ở vị trí là người trợ tế cung cấp thức ăn cho những góa phụ và những tín hữu thiếu thốn khác.
  • Một số người Do Thái vu cáo Ê-tiên đã nói những lời chống nghịch Đức Chúa Trời và luật Môi-se.
  • Ê-tiên mạnh dạn nói lời chân lý về Chúa Giê-xu là Chúa Cứu Thế, bắt đầu từ lịch sử mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên.
  • Các lãnh đạo Do Thái tức giận và xử tử Ê-tiên bằng cách ném đá ông cho đến chết ở bên ngoài thành phố.
  • Sau-lơ người Tạt-sơ chứng kiến cái chết của Ê-tiên, sau này chính là sứ đồ Phao-lô.
  • Ê-tiên cũng nổi tiếng với những lời cuối cùng trước chi chết “Lạy Chúa, xin tha cho họ”, điều này thể hiện tình yêu thương của ông dành cho người khác.

Ê-va

Đây là tên của người nữ đầu tiên trên thế gian. Ê-va” có nghĩa là “đời sống” hoặc “nếp sống”.

  • Theo cách riêng, Đức Chúa Trời lấy ra một xương sườn của A-đam và dựng nên Ê-va.
  • Ê-va được tạo dựng để làm “người giúp đỡ” cho A-đam. Ê-va đi theo để giúp đỡ A-đam trong công việc Đức Chúa Trời giao cho A-đam làm.
  • Ê-va bị con rắn cám dỗ và là người đầu tiên phạm tội khi ăn loại trái Đức Chúa Trời không cho phép ăn.

Ê-xê-chi-ên

Ê-xê-chi-ên là tiên tri của Đức Chúa Trời trong thời kỳ dân Do Thái phải chịu lưu đày sang Ba-by-lôn.

  • Ê-xê-chi-ên là thầy tế lễ sống ở vương quốc Giu-đa khi ông và nhiều người Do Thái khác bị quân Ba-by-lôn bắt giam.
  • Trong hơn hai mươi năm, ông và người vợ sống ở gần một con sông tại Ba-by-lôn, và có nhiều người Do Thái tìm đến vì muốn nghe ông nói tiên tri.
  • Trong số những sự kiện khác, Ê-xê-chi-ên tiên tri về sự sụp đổ và phục hồi của Giê-ru-sa-lem và đền thờ.
  • Ông cũng tiên tri về một vương quốc tương lai của Đấng Mê-si-a.

E-xơ-ra

E-xơ-ra là thầy tế lễ người Y-sơ-ra-ên và là một chuyện gia luật pháp Do Thái, là người ghi chép lịch sử về sự hồi hương về Giê-ru-sa-lem của của dân Y-sơ-ra-ên sau 70 năm chịu lưu đày ở Ba-by-lôn.

  • E-xơ-ra chép lại một phần lịch sử của Y-sơ-ra-ên trong sách E-xơ-ra. Cũng có thể ông là tác giả của sách Nê-hê-mi vì hai sách nầy trước đó là một.
  • Khi trở về Giê-ru-sa-lem, E-xơ-ra tái lập Luật pháp, vì người Y-sơ-ra-ên đã không còn vâng giữ luật Sa-bát và còn cưới vợ là người ngoại giáo.
  • E-xơ-ra cũng giúp xây lại đền thờ đã bị người Ba-by-lôn tàn phá khi họ chiếm được Giê-ru-sa-lem.
  • Trong Cựu Ước, có hai người khác có tên là E-xơ-ra.

Ê-xơ-tê

Ê-xơ-tê là một phụ nữ Do Thái trở thành hoàng hậu của nước Phe-rơ-sơ trong khoảng thời gian dân Y-sơ-ra-ên làm phu tù ở Ba by lôn.

  • Sách Ê-xơ-têt tường thuật câu chuyện Ê-xơ-tê trở thành hoàng hậu của vua A-suê-ru, xứ Phe rơ sơ, như thế nào và cách Đức Chúa Trời dùng bà để cứu dân tộc của bà.
  • Ê-xơ-tê mồ côi cha mẹ, được người cậu biết kính sợ Chúa tên là Mạc-đô-chê nuôi dưỡng.
  • Sự vâng lời của bà với người cha nuôi giúp bà biết vâng phục Đức Chúa Trời.
  • Ê-xơ-tê vâng lời Đức Chúa Trời và liều mạng cứu dân mình tức là dân Do Thái.
  • Câu chuyện về Ê-xơ-tê minh họa sự tể trị của Đức Chúa Trời trên các sự kiện lịch sử,đặc biệt là phương pháp Ngài bảo vệ dân Ngài và Ngài hành động qua những người vâng phục Ngài.

Éc-rôn

Éc-rôn là thành phố nội địa quan trọng của dân Phi-li-tin, cách biển Địa Trung Hải chín dặm.

  • Tại Éc-rôn có một đền thờ của thần khác tên là thần “Ba-anh-xê-bun”.
  • Có lần, hòm giao ước được đưa sang Éc-rôn sau khi Y-sơ-ra-ên bị dân Phi-li-tin chiếm đóng.
  • Sau khi Đức Chúa Trời giáng bệnh tật và chết chóc xảy ra trong thành phố, dân Phi-li-tin trả hòm giao ước về cho Y-sơ-ra-ên.

Ên Ghê-đi

Ên Ghê-đi là tên của một thành phố trong đồng vắng xứ Giu-đê tọa lạc ở phía đông nam Giê-ru-sa-lem.

  • Ên Ghê-đi tọa lạc tại bờ tây Biển Chết
  • Tên gọi Ên Ghê-đi, có nghĩa là “suối”, nhằm đề cập đến con suối chảy xuôi từ thành phố ra biển.
  • Ên Ghê-đi nổi tiếng nhờ có vườn nho xinh đẹp và đất đai màu mỡ, có lẽ là do có nguồn nước suối liên tục chảy qua.
  • Có nhiều đồn lũy ở Ên Ghê-đi thuận tiện cho sự trốn chạy của Đa-vít khi bị vua Sau-lơ truy đuổi.

Ép-ra-im

Ép-ra-im là con trai thứ nhì của Giô sép. Dòng dõi của Ép-ra-im là dân Ép-ra-im trở thành một trong mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên.

  • Chi phái Ép-ra-im là một trong mười chi phái tọa lạc tại phía bắc Y-sơ-ra-ên.
  • Đôi khi tên Ép-ra-im được dùng trong Kinh Thánh để nói đến toàn thể vương quốc phía Bắc của Y-sơ-ra-ên. (Xem: :en:ta:vol2:translate:figs_synecdoche)
  • Có lẽ Ép-ra-im là một vùng đồi núi. Có vài bản dịch đề cập đến “vùng đồi cao Ép-ra-im” hoặc là “vùng núi Ép-ra-im”

Ga-la-ti

Trong thời Tân Ước, Ga-la-ti là một tỉnh thuộc La Mã nằm ở trung tâm của đất nước Thổ Nhĩ Kì hiện nay.

  • Sứ đồ Phao-lô viết một bức thư cho Cơ Đốc nhân sống ở tỉnh Ga-la-ti. Thư này là một sách trong Tân Ước và được gọi là sách Ga-la-ti..
  • Các Cơ đốc nhân người ngoại tại Ga-la-ti được các Cơ đốc nhân Do Thái dạy rằng việc tín hữu giữ một số luật Do Thái là cần thiết.
  • Phao-lô biết thư này cho người Ga-la-ti để nhấn mạnh một lần nữa về tin lành cứu rỗi bởi đức tin, không phải bởi việc làm.

Ga-li-lê, người Ga-li-lê

Ga-li-lê là vùng cực bắc của nước Do Thái, xa hơn về phía bắc so với Sa-ma-ri.

  • Ga-li-lê giáp với một cái hồ lớn về phía tây gọi là “biển Ga-li-lê”.
  • Chúa Giê-su sống và lớn lên ở thành Na-xa-rét xứ Ga-li-lê.
  • Người Ga-li-lê là người sống ở Ga-li-lê.

Ga-xa

Trong các thời đại trong Kinh Thánh, Ga-xa là thành phố thịnh vượng ở Phi-li-tin nằm ở vùng ven biển Địa Trung Hải, cách Giê-ru-sa-lem 77 km về phía đông nam và cách Ách-đốt 38 km về phía nam. Đây là một trong năm thành phố chính ở xứ Phi-li-tin.

  • In ancient times, Gaza served as the military and commercial land gate between Asia and Egypt.
  • Ngày nay, thành phố Ga-xa vẫn là cảng biển quan trọng trong dải Ga-xa, tức là vùng đất nằm dọc ven biển Địa Trung Hải, giáp với Do Thái về phía bắc và phía đông, và giáp với Ai Cập về phía nam.
  • Ga-xa là thành phố mà dân Phi-li-tin đã dẫn Sam-sôn đến sau khi họ đẵ bắt ông.
  • Phi-líp, nhà Truyền Giảng Tin Lành, đã đi dọc sa mạc đến Ga-xa khi ông gặp hoạn quan người Ê-thi-ô-thi.

Gáp-ri-ên

Gáp-ri-ên là tên một thiên sứ của Đức Chúa Trời.

  • Chúa sai thiên sức đến truyền đạt một tin tức quan trọng cho tiên tri Đa-ni-ên, cho thầy tế lễ Xa-cha-ri, và cho tring nữ Ma-ri.
  • Trong Cựu Ước, Ngài được mô tả là trông như con người, và con người bay được.

Gát

Gát là tên của một trong các con trai của Gia-cốp, sau này là Y-sơ-ra-ên.

  • Một người khác trong Kinh Thánh cũng tên là Gát, đây là tiên tri đã đối chất với vua Đa-vít vì tội vua điều tra dân số trên toàn Y-sơ-ra-ên.
  • Cũng có một “Thung lũng Gát” được nhắc đến trong Kinh Thánh.

Gát

Gát là một trong năm thành phố chính của Phi-li-tin. Thành phố này ở phía bắc của Éc-rôn, phía đông của Ách-đốt và Ách-kê-lôn

  • Dũng sĩ của Phi-li-tin là Gô-li-át, quê ở Gát
  • Trong thời của Sa-mu-ên, dân Phi-li-tin trộm rương giao ước của dân Do Thái và đưa vào đền thờ của người ngoại tại Ách-đốt và sau đó đưa đến Gát. Nhưng Đức Chúa Trời dùng dịch bệnh để trừng phạt dân của các thành đó, nên họ trả rương giao ước về cho dân Do Thái
  • Khi Đa-vít thoát khỏi vua Sao-lơ, ông chạy trốn đến Gát và sống ở đó một thời gian với hai người vợ của mình

Ghê-ra

​ Ghê-ra là thành phố và vùng đất thuộc Ca-na-an, nằm ở phía tây nam của Hếp-rôn và tây bắc của Bê-e Sê-ba.

  • A-bi-mê-léc là vua của Ghê-ra khi Áp-ra-ham và Sa-ra định cư ở đó
  • Dân Phi-li-tin cai trị vùng Ghê-ra trong thời dân Y-sơ-ra ên sống ở Ca-na-an.

Ghê-ra

Trong thời vua Đa-vít, Ghê-sua là một tiểu vương quốc nằm ở phía đông biển Ga-li-lê, giữa nước Do Thái và A-ram

  • Đa-vít quyết định liên minh với Ghê-sua bằng cách kết hôn với Ma-a-ca, con gái của vua Ghê-sua.
  • Ma-a-ca sinh cho Đa-vít một con trai, là Áp-sa-lôm
  • Sau khi giết hại anh trai cùng cha khác mẹ là Am-nôn, Áp-sa-lôm chạy trốn từ Giê-ru-sa-lem về phía đông bắc đến Ghê-sua, cách Giê-ru-sa-lem khoảng 140 km

Ghết-sê-ma-nê

Ghết-sê-ma-nê là vườn cây Ô-liu ở phía đông Giê-ru-sa-lem, ở phía trên thung lũng Kít-rôn và gần núi Ô-liu

  • Vườn Ghê-sê-ma-nê là nơi Chúa Giê-su và các môn đồ đến để nghỉ ngơi và tránh khỏi đám đông
  • Đây là nơi Chúa Giê-su đau đớn cầu nguyện trước khi bị Giu-đa phản bội và bị bắt.

Ghi-bê-a

Ghi-bê-a là tên của một thành phố nằm ở phía bắc Giê-ru-sa-lem và phía nam Bê-tên

  • Ghi-bê-a nằm trong lãnh thổ của chi tộc Bên-gia-min
  • Đây là nơi có trận chiến lớn giữa Bên-gia-min và Y-sơ-ra-ên

Ghi-bê-ôn, dân Ghi-bê-ôn

Ghi-bê-ôn là một thành phố và một vùng trong xứ Ca-na-an nơi dân Ghi-bê-ôn sinh sống

  • Dân Ghi-bê-ôn có nghĩa là “người đến từ vùng đất Ghi-bê-ôn.”
  • Dân Ghi-bê-ôn hay rằng dân Do Thái đã phá hủy Giê-ri-cô như thế nào, và họ sợ hãi; nên họ đến gặp các lãnh đạo của dân Do Thái và giả vờ làm người đến từ đất nước phương xa.
  • Dân Do Thái kết ước hòa bình với dân Ghi-bê-ôn và không tiêu diệt họ.

Ghi-đê-ôn

Ghi-đê-ôn là một người Do Thái được Chúa dấy lên để giải thoát dân Do Thái khỏi kẻ thù

  • Ghi-đê-ôn sống trong thời kỳ sau khi dân Do Thái vào xứ Ca-na-an, có một nhóm người được gọi là người Mi-đi-an không ngừng tấn công họ.
  • Ghi-đê-ôn rất sợ người Mi-đi-an, nhưng Chúa dùng ông để dẫn dắt dân Do Thái đấu tranh chống lại dân Mi-đi-an và đánh bại họ.

Ghi-lê-át

Ghi-lê-át là tên của một khu vực miền núi phía đông sông Giô-đanh, nơi các chi phái Do Thái là Gát, Ru-bên, và Ma-na-se sinh sống.

  • "Miền cao nguyên Ghi-lê-át" hay "núi Ghi-lê-át" là các tên gọi mà khu vực này được nhắc đến vì tính chất địa hình của nó.
  • "Ghi-lê-át" cũng là tên của một vài người nam trong Cựu Ước. Một trong số họ là cháu nội của Ma-na-se.

Ghinh-ganh

Ghinh-ganh là một thị trấn phía bắc Giê-ri-cô và là nơi đầu tiên dân Do Thái cắm trại sau khi vượt qua sông Giô-đanh để vào xứ Ca-na-an

  • Tại Ghinh-ganh, Giô-suê đã lấy mười hai hòn đá từ lòng sông Giô-đanh khô mà họ vừa vượt qua.
  • Ê-li và Ê-li-sê đã rời Ghinh-ganh khi họ qua sông Giô-đanh, sau đó thì Ê-li đã được đưa lên trời.
  • Một số nơi khác trong Cựu Ước cũng được gọi là "Ghinh-ganh".
  • "Ghinh-ganh" có nghĩa là "vòng tròn bằng đá," có lẽ ám chỉ đến nơi có một bàn thờ hình tròn được xây dựng. Đây cũng là từ để chỉ cái gì đó cuộn lại
  • Từ này hầu như luôn xuất hiện trong cụm từ "các Ghinh-ganh," để chỉ rằng đây là tên chung cho một nơi, chứ không phải là một địa danh cụ thể nào.

Gia-cơ (con trai của A-phê)

Gia-cơ, con của A-phê, là một trong mười hai môn đồ của Chúa Giê-xu.


Gia-cơ (con trai của Xê-bê-đê)

Gia-cơ, con trai của Xê-bê-đê, là một trong số mười hai sứ đồ của Chúa Giê-xu. Ông có một người em tên là Giăng, cũng là sứ đồ của Chúa Giê-xu.

  • Gia-cơ và em trai là Giăng làm nghể đánh cá cùng cha là Xê-bê-đê.
  • Gia-cơ và Giăng có biệt danh là “con trai của sấm sét” có thể vì họ dễ nóng giận.
  • Người này khác với Gia-cơ viết sách trong Kinh Thánh. Một số ngôn ngữ có thể viết tên của họ khác nhau để phân biệt đây là hai người khác nhau.

Gia-cơ (em trai của Chúa Giê-xu)

Gia-cơ là con trai của Ma-ri và Giô-sép, là một trong số những anh em cùng mẹ của Chúa Giê-xu.

  • Trong suốt cuộc đời của Chúa Giê-xu, Gia-cơ và các anh em không tin Chúa Giê-xu là Chúa Cứu Thế.
  • Sau đó, khi Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết thì Gia-cơ tin Ngài và trở thành một lãnh đạo của hội thánh tại Giê-ru-sa-lem.
  • Gia-cơ viết một bức thư gửi cho những Cơ Đốc nhân đang sống ở các nước khác. Bức thư này được chép lại trong Kinh Thánh, tên là “Gia-cơ."

Gia-cốp, Y-sơ-ra-ên

Gia-cốp là con trai song sinh của Y-sác và Rê-bê-ca, Gia-cốp là em.

  • Tên gọi Gia-cốp có nghĩa là “kẻ lừa dối” hay “kẻ lường gạt”.
  • Gia-cốp lanh lợi và dối trá. Ông tìm cách cướp quyền thừa kế của con trưởng và những phước lành từ anh trai là Ê-sau.
  • Ê-sau rất tức giận và lập kế hoạch giết ông nên ông rời khỏi quê nhà. Nhưng sau này ông trở về và sống hòa thuận với anh trai.
  • Đức Chúa Trời đổi tên của Gia-cốp thành Y-sơ-ra-ên, có nghĩa là “người tranh đấu cùng Đức Chúa Trời."
  • Đức Chúa Trời giữ giao ước với Áp-ra-ham và dòng dõi của ông qua con trai ông là Y-sác, và con trai Y-sác là Gia-cốp.
  • Gia-cốp có mười hai con trai. Con cháu của họ trở thành mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên.

Gia-phết

Gia-phết là một trong ba con trai của Nô-ê được nhắc đến trong Cựu Ước.

  • Trong suốt thời kỳ nước lụt bao phủ khắp mặt đất, Gia-phết cùng hai anh em khác đều ở trên tàu với Nô-ê và những người vợ của họ.
  • Không biết rõ ông là con trai trưởng hay con trai út.

Giăng (Báp-tít)

Giăng là con trai của Xa-cha-ri và Ê-li-sa-bét. Vì “Giăng” là một tên gọi phổ biến nên ông thường được gọi là “Giăng Báp-tít” để phân biệt với những người tên Giăng khác, chẳng hạn như sứ đồ Giăng.

  • Giăng là tiên tri được Đức Chúa Trời sai đến để chuẩn bị cho dân sự tin và theo Đấng Mê-si-a.
  • Giăng kêu gọi mọi người phải ăn năn tội lỗi, quay về với Đức Chúa Trời và ngừng phạm tội để sẵn sàng đón nhận Đấng Mê-si-a.
  • Giăng làm phép Báp-tem cho nhiều người bằng nước như một dấu hiệu cho thấy họ đã đau buồn về tội lỗi và từ bỏ tội lỗi.
  • Giăng được gọi là “Giăng Báp-tít” vì ông làm báp-tem cho nhiều người.
  • Cần đảm bảo độc giả hiểu rằng “Báp-tít” không phải là hội thánh Báp-tít. Thay vào đó có thể gọi là “Giăng Báp-tít” hay “Giăng làm phép báp-tem”.

Giăng (sứ đồ)

Giăng là một trong mười hai sứ đồ của Chúa Giê-xu và cũng là một trong những người thân cận nhất của Ngài.

  • Giăng và anh trai là con của Xê-bê-đê.
  • Giăng khác với Giăng Báp-tít.
  • Sau khi Chúa Giê-xu về trời, Giăng (sứ đồ) giảng dạy về Chúa Giê-xu.
  • Giăng cũng viết hai cuốn sách và một số thư tín về Chúa Giê-xu trong Kinh Thánh.

Giăng Mác

Giăng Mác, còn được gọi là Mác, là một trong số những người đi cung Phao-lô trong những chuyến hành trình truyền giáo. Có lẽ ông là tác giả của sách Tin Lành Mác.

  • Giăng Mác cùng đi với người anh em họ là Ba-na-ba và Phao-lô trong chuyền hành trinh truyền giáo thứ nhất.
  • Khi Phi-e-rơ bị bắt vào tù tại Giê-ru-sa-lem, các tín hữu cầu nguyện cho ông tại nhà của mẹ Giăng Mác.
  • Mác không phải là một sứ đồ, nhưng ông được Phao-lô và Phi-e-rơ dạy dỗ, và ông cùng làm việc với họ trong chức vụ.

Giê-bu-sít

Giê-bu-sít là một bộ tộc ở Ca-na-an, là dòng dõi của một người tên Giê-bu.

  • Giê-bu chinh phục thành cổ Giê-ru-sa-lem rồi đặt theo tên mình, nên thành được gọi là “Giê-bu” trong một thời gian, sau đó được đổi lại như tên gọi cũ.
  • Mên-chi-xê-đéc, vừa là vua vừa là thầy tế lễ được nhắc đến trong cả Cựu Ước và Tân Ước xuất thân từ dân Giê-bu-sít.

Giê-hô-gia-đa

Giê-hô-gia-đa là một thầy tế lễ giúp giấu và bảo vệ Giô-ách, con trai của vua A-cha-xia cho đến khi đủ lớn để xưng vương.

  • Giê-hô-gia-đa sắp xép hàng trăm hộ vệ để bảo vệ Giô-ách trẻ tuổi khi Giô-ách được dân chúng tôn làm vua tại đền thờ.
  • Giê-hô-gia-đa lãnh đạo dân chúng trừ bỏ tất cả các bàn thờ tà thần Ba-anh.
  • Trong phần đời còn lại, thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa cố vấn cho vua Giô-ách, giúp ông vâng phục Đức Chúa Trời và cai trị dân chúng cách khôn ngoan.
  • Một người khác nữa có tên là Giê-hô-gia-đa là cha của Bê-na-gia.

Giê-hô-gia-kim

Giê-hô-gia-kim là một vị vua gian ác, ông cai trị vương quốc Giu-đa bắt đầu vào khoảng năm 608 trước Chúa. Ông là con trai của vua Giô-si-a, ban đầu có tên là Ê-li-a-kim.

  • Pha-ra-ôn Nê-cô của Ai Cập đổi tên Ê-li-a-kim thành Giê-hô-gia-kim và lập ông làm vua Giu-đa.
  • Nê-cô bắt Giê-hô-gia-kim phải đóng thuế rất cao cho Ai Cập.
  • Sau đó, khi vua Nê-bu-cát-nết-sa xâm chiếm Giu-đa thì Giê-hô-gia-kim nằm trong số những người bị bắt giữ đưa đến Ba-by-lôn.
  • Giê-hô-gia-kim là một vị vua gian ác khiến dân Giu-đa xa cách Đức Chúa Trời. Giê-rê-mi là tiên tri báo trước những điều chống lại vị vua này.

Giê-hô-gia-kin

Giê-hô-gia-kin là một trong những vị vua cai trị vương quốc Giu-đa.

  • Giê-hô-gia-kin lên làm vua khi được 18 tuổi. Vua chỉ cai trị được ba tháng thì bị quân Ba-by-lôn bắt sang Ba-by-lôn.
  • Trong thời gian trị vì ngăn ngủi, Giê-hô-gia-kin làm điều ác như ông của mình là vua Ma-na-se và cha mình là vua Giê-hô-gia-kim đã làm.

Giê-hô-ram

Giê-hô-ram là tên của hai vị vua khác nhau trong Cựu Ước.

  • Một người là con trai của Giô-sa-phát, làm vua Giu-đa.
  • Người kia là con trai của A-háp, làm vua Y-sơ-ra-ên, còn được gọi là Giô-ram."

Giê-hu

Giê-hu là tên của hai người trong Cựu Ước.

  • Một người là tiên tri trong triều đại vua A-háp của Y-sơ-ra-ên và vua Giô-sa-phát của Giu-đa.
  • Cũng có một vị tướng tên là Giê-hu về sau trở thành vua Giu-đa, cai trị 28 năm.
  • Giê-hu giết tất cả họ hàng của vị vua cũ là A-háp, trong đó có cả hoàng hậu Giê-xa-bên.
  • Ông cũng giết hai vị vua gian ác có liên quan đến A-háp là Giô-ram của Y-sơ-ra-ên và A-cha-xia của Giu-đa.

Giê-rê-mi

Giê-rê-mi là một tiên tri của Đức Chúa Trời ở vương quốc Giu-đa.

  • Giống như phần lớn những tiên tri khác, Giê-rê-mi thường cảnh báo dân sự rằng Đức Chúa Trời sắp sửa trừng phạt tội lỗi của họ.
  • Giê-rê-mi nói tiên tri rằng người Ba-by-lôn sẽ chiếm giữ Giê-ru-sa-lem, khiến cho một số người Giu-đa tức giận, họ thả ông vào một cái giết khô để mặc cho ông chết trong đó. Nhưng vua Giu-đa ra lệnh cho các đầy tớ cứu Giê-rê-mi lên khỏi giếng.

Giê-ri-cô

Giê-ri-cô là một thành phố hùng mạnh trong vùng đất hứa Ca-na-an.

  • Đây là thành đầu tiên Đức Chúa Trời bảo dân Y-sơ-ra-ên phải chinh phục ở Ca-na-an.
  • Giống như tất cả những cư dân tại Ca-na-an, người Giê-ri-cô cũng thờ lạy các tà thần.
  • Khi Giô-suê dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên tấn công Giê-ri-cô thì Đức Chúa Trời đã làm một phép lạ lớn giúp họ đánh bại thành phố này.

Giê-rô-bô-am

Giê-rô-bô-am con trai Nê-bát là vị vua đầu tiên của vương quốc phía bắc Y-sơ-ra-ên vào khoảng năm 900-910 TCN. Một vị vua khác có tên Giê-rô-bô-am là con của Giô-ách cai trị Y-sơ-ra-ên khoảng 120 năm sau đó. Đôi khi họ được gọi là “Giê-rô-bô-am thứ nhất” và “Giê-rô-bô-am thứ hai”.

  • Giê-rô-bô-am con trai Nê-bát làm cho mười chi phái Y-sơ-ra-ên phía bắc tự phân rẽ khỏi phần còn lại của Y-sơ-ra-ên để đi theo ông như người lãnh đạo của họ. Ông là một vị vua rất gian ác. Ông khuyến khích dân chúng trong vương quốc Y-sơ-ra-ên thờ thần tượng thay vì thờ phượng Đức Giê-hô-va.
  • Những vị vua cai trị Y-sơ-ra-ên sau Giê-rô-bô-am đều đi theo gương gian ác của ông.
  • Gần 120 năm sau đó, một vị vua Giê-rô-bô-am khác bắt đầu cai trị vương quốc phía nam của Y-sơ-ra-ên. Vua Giê-rô-bô-am này là con của vua Giô-ách, ông cũng gian ác như tất cả các vua trước của Y-sơ-ra-ên.
  • Dù vậy, Đức Chúa Trời thương xót dân Y-sơ-ra-ên và giúp vua Giê-rô-bô-am này chiếm được đất và thiết lập biên giới lãnh thổ.

Giê-ru-sa-lem

Giê-ru-sa-lem ban đầu là một thành phố cổ của dân Ca-na-an, sau này trở thành trung tâm chính trị tôn giáo quan trọng của Y-sơ-ra-ên. Đây cũng là thủ đô của nước Y-sơ-ra-ên ngày nay.

  • Thành phố Sa-lem trong Cựu Ước có lẽ cũng chính là thành phố Giê-ru-sa-lem. Cả hai cái tên này đều có gốc từ là “hòa bình”.
  • Áp-ra-ham dâng con trai mình là Y-sác trên núi Mô-ri-a thuộc thành phố Giê-ru-sa-lem.
  • King David captured Jerusalem from the Jebusites and made it his capital city.
  • Vua Đa-vít chiếm thành Giê-ru-sa-lem từ tay dân Giê-bu-sít và đặt làm thủ đô.
  • Người Ba-by-lôn đã phá hủy Giê-ru-sa-lem, nhưng 70 năm sau đó Đức Chúa Trời cho phép dân sự trở về và xây dựng lại thành phố.
  • Vì đền thờ nằm ở Giê-ru-sa-lem nên đây cũng là trung tâm tổ chức những lễ hội lớn của người Do Thái.
  • Trong Tân Ước, Chúa Giê-xu khi còn bé được dâng tại đền thờ Giê-ru-sa-lem, cũng chính tại đây Ngài chịu xét xử và kết án tử hình trên cây thập tự.
  • Sau khi Chúa Giê-xu sống lại, Giê-ru-sa-lem là một trong những nơi chính yếu Ngài thường dành thời gian với các môn đồ trước khi về trời.
  • Vì Giê-ru-sa-lem thuộc miền núi của Y-sơ-ra-ên nên người ta thường gọi đi đến Giê-ru-sa-lem là “đi lên Giê-ru-sa-lem."

Giê-sa-bên

Giê-sa-bên là người vợ độc ác của vua A-háp nước Y-sơ-ra-ên.

  • Giê-sa-bên khiến A-háp và toàn thể dân Y-sơ-ra-ên thờ lạy thần tượng.
  • Bà cũng giết nhiều tiên tri của Đức Chúa Trời.
  • Giê-sa-bên khiến một người vô tội tên là Na-bốt bị giết để A-háp có thể cướp vườn nho của ông.
  • Cuối cùng Giê-sa-bên bị giết vì mọi điều gian ác bà đã làm. Ê-li đã nói tiên tri bà sẽ chết cách nào và mọi chuyện đã xảy ra chính xác như lời ông tiên đoán.

Gie-sê

Gie-sê là cháu của Bô-ô và là cha của vua Đa-vít.

  • Gie-sê xuất thân từ thành Bết-lê-hem, thuộc chi phái Giu-đa.
  • Ê-sai nói tiên tri rất nhiều về một người thuộc dòng dõi Gie-sê.
  • Chúa Giê-xu là hậu duệ của Gie-sê, là Đấng làm ứng nghiệm lời tiên tri đó.

Giê-trô, Rê-u-ên

Tên Giê-trô và Rê-u-ên đều được dùng để chỉ về cha của Sê-phô-ra, vợ Môi-se.

  • Khi Môi-se chăn chiên ở xứ Ma-đi-an, ông cưới con gái của Rê-u-ên là một người Ma-đi-an, sau này được gọi là “Giê-trô, thầy tế lễ của Ma-đi-an”.
  • Một lần nọ khi Môi-se đang chăn chiên cho Giê-trô thì Đức Chúa Trời phán với ông từ một bụi gai cháy.
  • Một thời gian sau, sau khi Đức Chúa Trời đã giải cứu Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập thì Giê-trô đến gặp Môi-se trong đồng vắng và cho ông một lời khuyên bổ ích về việc xét xử những việc của dân chúng.
  • Giê-trô tin Đức Chúa Trời khi ông nghe về tất cả các phép lạ Đức Chúa Trời đã làm ở Ai Cập.
  • Cựu Ước chép lại một số người khác tên là Rê-u-ên, trong đó có một trong các con trai của Ê-sau. Một số dịch giả có thể quyết định viết tên của những người này khác nhau để chỉ rõ họ là những người khác nhau.

Giép-thê

Giép-thê là một chiến binh xuất thân từ Ga-la-át. Ông làm thẩm phán hay người cai trị trên Y-sơ-ra-ên.

  • Giép-thê được khen ngợi trong Hê-bơ-rơ 11:32 là một trong những người đứng đầu giải cứu dân sự.
  • Ông cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi tay người Am-môn và dẫn đầu dân sự đánh bại người Ép-ra-im.
  • Tuy nhiên, Giép-thê đã vội vàng thề hứa một điều dại dột trước mặt Đức Chúa Trời, khiến ông phải hy sinh con gái của mình.

Giô-ách

Giô-ách là tên của một vài người trong Cựu Ước.

  • Một người là cha của Ghê-đê-ôn, người giải cứu Y-sơ-ra-ên.
  • Một người tên Giô-ách khác là hâu duệ của Bên-gia-min, con út của Gia-cốp.
  • Giô-ách được biết đến nhiều nhất là người lên làm vua của Giu-đa khi được bảy tuổi. Ông là con trai của A-cha-xia, vua Giu-đa, đã bị sát hại.
  • Khi Giô-ách còn là một đứa trẻ, cô của ông đã cứu ông khỏi bị giết, bà đem ông đi giấu cho đên khi ông đủ tuổi lên ngôi.
  • Khởi đầu triều đại, vua Giô-ách vâng phục Đức Chúa Trời, nhưng sau đó ông không vâng lời Ngài và dân Y-sơ-ra-ên bắt đầu trở lại thờ lạy thần tượng.
  • Sau khi bị thương trong chiến trận, vua Giô-ách bị phản bội và bị hai hạ thần của mình sát hại.
  • Lưu ý rằng vị vua này khác với vua Giô-ách cai trị cùng thời của Y-sơ-ra-ên.

Giô-áp

Giô-áp là một lãnh đạo quân sự quan trọng của vua Đa-vít trong suốt triều đại của ông.

  • Trước khi Đa-vít lên làm vua, Giô-áp đã là một trong những người trung thành với Đa-vít.
  • Sau này, trong suốt thời kỳ Đa-vít làm vua cai trị Y-sơ-ra-ên, Giô-áp trở thành người chi huy quân đội của vua Đa-vít.
  • Mẹ của Giô-áp là Xê-ru-gia, là một trong số các chị em của vua Đa-vít. Như vậy Giô-áp cũng là cháu của Đa-vít.
  • Khi con trai của Đa-vít là Áp-sa-lôm tạo phản muốn cướp vương quyền thì Giô-áp đã giết Áp-sa-lôm để bảo vệ nhà vua.
  • Giô-áp là một binh sĩ hiếu chiến, ông đã tiêu diệt rất nhiều kẻ thù của Y-sơ-ra-ên.

Giô-ên

Giô-ên là tên của một vị tiên tri, là tác giả của một sách trong Cựu Ước. Sách Giô-ên là một trong mười hai sách tiên tri ngắn làm thành phần cuối cùng của Cựu Ước.

  • Cha của ông tên là Phê-thu-ên. Đây là thông tin cá nhân duy nhất mà chúng ta có được về tiên tri Giô-ên.
  • Dựa vào nội dung của sách thì có lẽ Giô-ên nói tiên tri tại Giu-đa, vương quốc Y-sơ-ra-ên ở phía nam.
  • Thời gian Giô-ên sống và nói tiên tri chưa được xác định rõ, nhưng dựa vào nội dung của sách một số người cho rằng đó là vào thời trị vì của vua Giô-ách.
  • Sứ đồ Phi-e-rơ đã trích dẫn sách Giô-ên trong bài giảng của ông vào lễ Ngũ Tuần.
  • Cũng có một người khác nữa trong Kinh Thánh tên là Giô-ên. Một số ngôn ngữ có thể viết tên của họ khác biệt đôi chút để phân biệt đây là hai người khác nhau.

Giô-na

Giô-na là một tiên tri người Hê-bơ-rơ trong Cựu Ước.

  • Sách Giô-na viết về thời điểm Đức Chúa Trời sai Giô-na đi đến Ni-ni-ve.
  • Đức Chúa Trời sai Giô-na đến thành Ni-ni-ve và kêu gọi họ từ bỏ tội lỗi.
  • Giô-na đã từ chối và đi tàu đến một nước khác.
  • Những người trên tàu ném Giô-na xuống biển và một con cá lớn đã nuốt lấy ông.
  • Giô-na ở trong bụng cá ba ngày.
  • Giô-na đến thành Ni-ni-ve và rao giảng cho dân chúng, họ từ bỏ tội lỗi của mình.

Giô-na-than

Tên “Giô-na-than” xuất hiện rất nhiều lần trong Cựu Ước. Nó có nghĩa là “Đức Giê-hô-va đã ban cho”

  • Người tên Giô-na-than được biết đến nhiều nhất là con trai cả của vua Sau-lơ. Ông là bạn thân của vua Đa-vít.
  • Những Giô-na-than khác được nhắc đến trong Cựu Ước bao gồm: cháu của Môi-se; cháu của vua Đa-vít; con của thầy tế lễ A-bia-tha, người phục vụ Đa-vít; một thư ký, tiên tri Giê-rê-mi bị giam giữ trong nhà của người này; và nhiều người khác nữa.

Giô-ram

Giô-ram, còn được gọi là Giê-hô-ram, làm vua Y-sơ-ra-ên, là con trai của A-háp và Giê-sa-bên.

  • Vua Giô-ram cai trị cùng thời với một vị vua Giê-hô-ram khác làm vua nước Giu-đa.
  • Giô-ram là một vị vua gian ác, thờ lạy tà thần và khiến cho Y-sơ-ra-ên phạm tội.

Giô-sa-phát

Giô-sa-phát là tên của ít nhất hai người trong Cựu Ước.

  • Người được biết đến nhiều nhất là vua Giô-sa-phát. Ông là vị vua thứ 4 cai trị vương quốc Giu-đa.
  • Ông lập lại hòa bình giữa Giu-đa và Y-sơ-ra-ên, phá hủy những bàn thờ tà thần.
  • Một Giô-sa-phát khác là trợ lý hành chính của vua Đa-vít và vua Sa-lô-môn.

Giô-sép (Cựu Ước)

Giô-sép là con trai thứ mười một của Gia-cốp và là con trai đầu tiên của bà Ra-chên.

  • Giô-sép là con trai cưng của cha nên bị các anh ghen tị, họ bán ông làm nô lệ.
  • Giô-sép trải qua nhiều khó khăn, như làm nô lệ, làm tù nhân ở Ai Cập, nhưng ông vẫn giữ lòng trung tín với Chúa.
  • Đức Chúa Trời đặt ông vào vị trí quyền lực cao thứ hai tại Ai Cập, Ngài dùng ông để cứu Ai Cập và gia đình cha ông khỏi bị chết đói.

Giô-sép (Tân Ước)

Giô-sép là cha của Chúa Giê-xu trên đất, ông đã nuôi nấng Ngài như con của mình.

  • Giô-sép là hậu duệ của vua Đa-vít.
  • Giô-sép đính hôn cùng một trinh nữ tên là Ma-ri, người được Đức Chúa Trời chọn làm mẹ của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
  • Một thiên sứ báo với Giô-sép rằng Đức Thánh Linh đã khiến Ma-ri mang thai cách nhiệm màu và con trẻ đó là Con của Đức Chúa Trời.
  • Giô-sép tin lời thiên sứ và vâng phục Chúa lấy Ma-ri làm vợ.
  • Giô-sép giữ trinh tiết cho Ma-ri đến sau khi Chúa Giê-xu được sinh ra đời.

Giô-si-a

Giô-si-a là một vị vua tin kính cai trị vương quốc Giu-đa 31 năm. Ông làm nhiều điều để khuyến khích dân Giu-đa ăn năn và thờ phượng Đức Giê-hô-va.

  • Sau khi vua cha là A-môn bị giết, Giô-si-a làm vua Giu-đa khi được tám tuổi.
  • Vào năm trị vì thứ 18, vua Giô-si-a ra lệnh cho thầy tế lễ Hinh-kia xây dựng lại đền thờ của Đức Giê-hô-va. Trong lúc đang xây cất thì ông tìm thấy sách luật pháp.
  • Khi nghe đọc sách luật pháp, vua Giô-si-a buồn rầu vì dân sự của ông đã không vâng lời Đức Chúa Trời. Ông ra lệnh phá hủy tất cả những nơi thờ thần tượng và giết hết các thầy tế lễ của tà thần.
  • Ông cũng ra lệnh cho dân sự bắt đầu lập lại lễ Vượt Qua.

Giô-suê

Có một số người Y-sơ-ra-ên tên là Giô-suê trong Kinh Thánh. Người được biết đến nhiều nhất là Giô-suê con của Nun, là người giúp đỡ Môi-se và sau này trở thành người lãnh đạo quan trọng của dân sự Đức Chúa Trời.

  • Giô-suê là một trong mười hai thám tử được Môi-se sai đi do thám đất hứa.
  • Cùng với Ca-lép, Giô-suê bày tỏ lòng dũng cảm và tin cây Đức Chúa Trời khi ông khích lệ dân Y-sơ-ra-ên vâng theo mạng lệnh Đức Chúa Trời tiến vào đất hứa và đánh bại dân Ca-na-an.
  • Nhiều năm sau khi Môi-se qua đời, Đức Chúa Trời đặt Giô-suê lên lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên vào đất hứa.
  • Trong trân chiến đầu tiên và danh tiếng nhất đánh dân Ca-na-an, Giô-suê lãnh đạo dân sự đánh bại thành Giê-ri-cô theo cách Đức Chúa Trời bày tỏ.
  • Sách Giô-suê ở Cựu Ước viết về các sự kiện diễn ra trong thời kỳ Giô-suê làm lãnh đạo, bao gồm việc chính phục đất hứa và việc phân chia đất cho các chi phái Y-sơ-ra-ên.
  • Một người tên Giô-suê khác được nhắc đến trong Cựu Ước ở sách A-ghê và Xa-cha-ri. Đây là một thầy tế lễ thượng phẩm đã giúp xây sửa lại tường thành Giê-ru-sa-lem. Ông là con của Giô-sa-đác.

Giô-tham

Trong Cựu Ước có ba người tên là Giô-tham.

  • Một người là con út của Ghi-đê-ôn. Ông giúp đánh bại A-bi-mê-léc là anh trai của ông, người đã xảo trá giết hết tất cả những anh em còn lại của mình.
  • Một người tên Giô-tham khác là vua Giu-đa cai trị trong 16 năm sau cái chết của cha là Ô-xia (còn gọi là A-xa-ria).
  • Giống như cha của mình, vua Giô-tham vâng phục Đức Chúa Trời và là một vị vua công chính.
  • Tuy nhiên, cũng giống như vua cha, vua Giô-tham không phá bỏ những nơi thờ thần tượng, điều này khiến cho dân sự của ông về sau tiếp tục xây bỏ Đức Chúa Trời. Một hậu quả khác của việc thờ thần tượng là A-cha, con trai Giô-tham là một vị vua gian ác.
  • Giô-tham là một trong những tổ phụ được liệt kê vào gia phả của Chúa Cứu Thế Giê-xu chép trong sách Ma-thi-ơ.

Gióp

Gióp được Kinh Thánh mô tả là người công bình, không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời. Ông được biết đến với sự kiên trì trong đức tin nơi Đức Chúa Trời qua những thời kỳ đau buồn và khốn khổ cùng cực.

  • Người ta cho rằng Gióp sống vào khoảng sau cơn nước lụt thời Nô-ê và trước thời Áp-ra-ham.
  • Có lẽ Gióp mất vào khoảng hơn hai trăm tuổi.
  • Sách Gióp trong Kinh Thánh viết về sự đau khổ của Gióp vì nhiều sự kiện thảm khốc xảy ra trong cuộc đời ông. Sách cũng nói về cách ông và những người khác phản ứng trước sự đau khổ đó, và cách nhìn của Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa tối cao và cầm quyền trên vũ trụ.
  • Cuối cùng, sau tất cả những tai họa, Đức Chúa Trời đã phục hồi lại cho ông, chúc phước trên gia đình và ban cho ông sự thịnh vượng.

Giốp-bê

Vào thời Kinh Thánh, thành Giốp-bê là một cảng biển thương mại quan trọng nằm ở biển Địa Trung Hải, cách Giê-ru-sa-lem khoảng 30 dặm về phía tây bắc.

  • Thành Giốp-bê cổ xưa là thành phố Gia-phô ngày nay, hiện đang là một phần của Tel Aviv.
  • Trong Cựu Ước, Giốp-bê là nơi Giô-na bắt tàu đi Ta-rê-si.
  • Trong Tân Ước, Giốp-bê là nơi Phi-e-rơ gọi một nữ tín hữu sống lại, tên là Ta-bi-tha.

Gít-rê-ên

Gít-rê-ên là tên của một thành phố quan trọng của Y-sơ-ra-ên thuộc địa phận của chi phái Y-sa-ca, nằm về phía tây nam biển Muối. Một số vị vua của Y-sơ-ra-ên xây cung điện cho mình tại đây.

  • Thành Gít-rê-ên là một trong các điểm cực tây ở đồng bằng Mê-ghi-đô, còn được gọi là thung lũng Gít-rê-ên.
  • Vườn nho của Na-bốt nằm ở Gít-rê-ên, gần cung điện của vua A-háp. Tại đây tiên tri Ê-li đã nói tiên tri nghịch cùng A-háp.
  • Giê-sa-bên, người vợ độc ác của A-háp bị giết tại Gít-rê-ên.
  • Nhiều sự kiện quan trọng khác cũng diễn ra tại thành phố này, trong đó có cả những trận chiến.

Giu-đa

Giu-đa là con thứ tư trong mười hai con trai của Gia-cốp. Mẹ của ông là Lê-a.

  • Dòng dõi của Giu-đa trở thành chi phái Giu-đa.
  • Từ “Do Thái” xuất phát từ tên gọi “Giu-đa”.
  • Khi nước Y-sơ-ra-ên bị chia cắt sau khi triều đại vua Sa-lô-môn chấm dứt, vương quốc Giu-đa được đặt ở phía nam.

Giu-đa Ích-ca-ri-ốt

Giu-đa là một trong mười hai sứ đồ của Chúa Giê-xu nhưng ông đã bán Ngài cho các nhà lãnh đạo Do Thái.

  • Tên gọi “Ích-ca-ri-ốt” có thể có nghĩa là “đến từ Kê-ri-ốt”.
  • Giu-đa Ích-ca-ri-ốt là một tên trộm; ông ta quản lí tiền của các sứ đồ nhưng bòn rút để bỏ túi riêng.
  • Giu-đa phản bội Chúa Giê-xu bằng cách báo cho các nhà lãnh đạo tôn giáo biết nơi Chúa Giê-xu đang ở để họ đến bắt Ngài.
  • Khi các lãnh đạo tôn giáo kết án tử hình Chúa Giê-xu thì Giu-đa hối hận vì đã phản Ngài và đi tự vẫn.
  • Cũng có những người khác có tên là Giu-đa trong Kinh Thánh, chẳng hạn như em của Chúa Giê-xu và một người khác trong mười hai môn đồ.

Giu-đa, vương quốc Giu-đa

Giu-đa là chi phái lớn nhất trong số mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên. Sau khi vua Sa-lô-môn chết, Y-sơ-ra-ên chia thành hai vương quốc: Y-sơ-ra-ên và Giu-đa. Vương quốc Giu-đa nằm ở phía nam bao gồm chi phái Giu-đa và Bên-gia-min.

  • Thủ đô của vương quốc Giu-đa là Giê-ru-sa-lem.
  • Một số vị vua của vương quốc Giu-đa vâng lời Đức Chúa Trời và dẫn dắt dân sự thờ phượng Ngài. Nhưng phần nhiều là những vị vua gian ác.
  • Hơn 120 năm sau khi A-si-ri đánh bại Y-sơ-ra-ên (vương quốc phía bắc) thì Giu-đa cũng bị nước Ba-by-lôn chinh phục. Người Ba-by-lôn phá hủy thành phố và đền thờ, bắt đi hầu hết dân chúng ở Giu-đa sang làm tù binh tại Ba-by-lôn.

Giu-đe con của Gia-cơ

Giu-đe con của Gia-cơ là một trong mười hai môn đồ thân cận nhất của Chúa Giê-xu. Lưu ý đây không phải là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt.

  • Thông thường trong Kinh Thánh những người có tên giống nhau được phân biệt bằng cách cho biết họ là con của ai. Ở đây, Giu-đa được xác định là “con của Gia-cơ”.
  • Một người khác có tên là Giu-đe là em của Chúa Giê-xu.
  • Sách Tân Ước “Giu-đe” có thể do Giu-đe em của Chúa Giê-xu viết, vì ông gọi mình là “anh em với Gia-cơ”. Gia-cơ là một anh em khác của Chúa Giê-xu.
  • Sách Giu-đe cũng có thể do Giu-đe con trai Gia-cơ, môn đồ của Chúa Giê-xu viết.

Gô-gô-tha

“Gô-gô-tha” là tên của nơi Chúa Giê-su bị đóng đinh. Từ này có nguồn gốc từ tiếng A-ram có nghĩa là “Sọ” hay “Chỗ Sọ”.

  • Gô-gô-tha nằm ở ngoài thành Giê-su-sa-lem, có lẽ thuộc một phần của núi Ô-li-ve.
  • Trong một số bản Kinh Thánh tiếng Anh cũ, Gô-gô-tha được dịch thành “Calvary,” bắt nguồn từ tiếng La-tinh có nghĩa là sọ.
  • Nhiều bản Kinh Thánh sử dụng các từ tương tự như “Gô-gô-tha” vì ý nghĩa của nó được giải thích trong văn cảnh Kinh Thánh. Xem thêm liên kết ở dưới về cách dịch các tên gọi trong Kinh Thánh [[:en:ta:vol1:translate:translate_names

Gô-li-át

Gô-li-át là một người lính khổng lồ trong quân đội Phi-li-tin, đây là người bị Đa-vít giết bằng một cái ná và một hòn đá.

  • Gô-li-át cao khoảng từ 2-3 m. Ông ấy thường được nhắc đến như là người khổng lồ vì ông có kích thước lớn.
  • Mặc dù Gô-li-át có các vũ khí tốt hơn và to lớn hơn nhiều so với Đa-vít, nhưng Chúa cho Đa-vít sức mạnh và khả năng để đánh bại Gô-li-át.
  • Dân Do Thái có thể tuyên bố chiến thắng dân Phi-li-tin vì Đa-vít đánh bại được Gô-li-át.

Gô-mô-rơ

Gô-mô-rơ là một thành phố nằm trong thung lũng trù phú gần phía đông vùng Ba-bi-lon, gần thành Sô-đôm là nơi mà Lót, cháu của Áp-ra-ham đã chọn đến sống.

  • Người ta vẫn chưa xác định được vị trí chính xác của thành Gô-mô-rơ và Sô-đôm, dân chúng ở thành phố này mang tiếng là đồi bại.
  • Có nhiều vị vua tham gia chiến tranh trong khu vực thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ
  • Khi gia đình của Lót bị bắt trong cuộc giao tranh giữa Sô-đôm và các thành khác, Áp-ra-ham và người của ông đã đến giải cứu họ.
  • Không lâu sau đó, Sô-đôm và Gô-mô-rơ bị Chúa tiêu diệt vì sự tàn ác của người dân sống ở đó.

Gô-sen

Gô-sen là tên của một vùng đất màu mỡ nằm dọc sông Nin phía bắc của Ai Cập.

  • Khi Giô-sép trị vì ở Ai Cập, cha và các anh của ông cùng gia đình họ đến sống ở Gô-sen để lánh nạn đói ở Ca-na-an
  • Họ và các con cháu họ sống ở Gô-sen khoảng 400 năm, sau đó bị Pha-ra-ôn bắt làm nô lệ.
  • Cuối cùng thì Chúa sai Môi-se đến để giúp dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi xứ Gô-sen và thoát khỏi ách nô lệ.

Ha-ba-cúc

Ha-ba-cúc là một tiên tri Cựu Ước sống trong thời trị vì của vua nước Giu-đa là Giê-hô-a-kim.

  • Vị tiên tri này viết sách Ha-ba-cúc trước khi Giê-ru-sa-lem bị dân Ba-by-lôn đánh chiếm vào khoảng năm 600 TC
  • Ha-ba-cúc nói tiên tri chủ yếu về dân Canh-đê (dân Ba-bi-lôn) và là tiên tri cùng thời với tiên tri Giê-rê-mi
  • Một trong các câu nói gây ảnh hưởng nhất của Ha-ba-cúc là “người công chính sẽ sống bởi đức tin”

Ha-ga

Ha-ga là đầy tớ riêng của Sa-rai

  • Sa-rai, sau này đổi thành Sa-ra, đã cho Ha-ga làm vợ của Áp-ramSarai wanted Hagar to bear children for her and Abram.
  • Ha-ga sinh một con trai cho Áp-ram, tên là Ích-ma-ên

Ha-gai

Ha-gai là một tiên tri của nước Giu-đa trong thời kỳ dân Do Thái quay về nước sau khi bị lưu đày ở Ba-by-lôn

  • Ha-gai làm tiên tri trong thời vua U-xi-a cai trị Giu-đa
  • Ha-gai thúc đẩy dân Do Thái xây dựng lại đền thờ
  • Sách Ha-gai nằm trong phần các tiểu tiên tri của Cựu Ước

Ha-mát, Lê-bô Ha-mát

Ha-mát là một thành phố quan trọng ở phía bắc Si-ry, phía bắc của vùng đất Ca-na-an. Ngày nay thành phố này có tên là Hamah

  • ‘Lê-bô Ha-mát’ là tên của con đường qua núi gần thành phố Ha-mát
  • Một số bản dịch ‘Lê-bô Ha-mát’ thành ‘đường vào Ha-mát’
  • ‘Dân Ha-mát’ là dòng dõi của Ca-na-an, con trai của Ham, con trai của Nô-ê
  • Vua Đa-vít đánh bại kẻ thù của Tô-i vua của Ha-mát, điều này khiến họ có mối quan hệ tốt
  • Ha-mát là một trong các thành mà vua Sa-lô-môn dùng làm kho dự trữ
  • Vùng đất Ha-mát là nơi vua Xê-đê-ki-a bị vua Nê-bu-cát-nết-xa giết chết, và là nơi vua Giê-hô-a-ha bị Pha-ra-ôn bắt giữ

Ha-mô

Ha-mô là hàng xóm của Gia-cốp, không thuộc dân Do Thái

  • Sau khi Gia-cốp trở về quê hương mình với các vợ và con, ông đã mua một khu đất làm mồ mả gia đình từ các con trai của Ha-mô
  • Si-chem, con trai của Ha-mô cưỡng hiếp con gái của Gia-cốp là Đi-na, các anh của nàng đã trả thù Ha-mô và gia đình ông

Ha-na-ni-a

Trong sách Đa-ni-ên, Ha-na-ni-a là một người Do Thái trẻ tuổi khôn ngoan bị bắt lưu đày qua Ba-by-lôn. Người này được biết đến nhiều hơn với tên Sa-đơ-rắc

  • Người Ba-bi-lôn cho Ha-na-ni-a đứng chầu trước mặt vua vì người có nhân cách tốt và có các khả năng Chúa ban cho
  • Ha-na-ni-a được vua Ba-by-lôn đổi tên thành Sa-đơ-rắc
  • Sa-đơ-rắc cùng với các bạn Do Thái đồng hành với ông bị ném vào lò lửa vì họ không chịu thờ lạy vua. Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng của Ngài bằng cách bảo vệ họ khỏi bị thương
  • Có những người khác ít được biết đến hơn cũng có tên Ha-na-ni-a trong nhiều phân đoạn Cựu Ước
  • Có một người tên Ha-na-ni-a là tiên tri giả trong thời của tiên tri Giê-rê-mi

Ha-ran

Ha-ran là em trai của Áp-ra-ham và là cha của Lót

  • Ha-ran cũng là tên của một thành nơi Áp-ram và gia đình ông định cư một thời gian trên hành trình đi từ U-rơ đến Ca-na-an

Ham

Cựu Ước nói về Nô-ê có ba người con trai, Ham là con thứ hai của ông

  • Trong lúc nạn lụt toàn cầu bao phủ cả trái đất, Ham và anh em của ông ở trong tàu cùng với Nô-ê và những người vợ của họ
  • Sau nạn lụt, một lần kia Ham tỏ ra bất kính với cha mình là Nô-ê. Hậu quả là Nô-ê rủa sả con trai của Ham là Ca-na-an và hết cả dòng dõi theo đó, sau này con cháu của Ca-na-an được biết đến là dân Ca-na-an

Han-na

Han-na là mẹ của tiên tri Sa-mu-ên trong Cựu Ước. Bà là một trong hai người vợ của Ên-ca-na

  • Bà Han-na không có khả năng sinh con, đây là điều khiến bà vô cùng đau khổ
  • Tại đền thờ, Han-na khẩn thiết cầu nguyện xin Chúa cho bà một đứa con, bà hứa sẽ dâng đứa trẻ để hầu việc Chúa
  • Chúa đáp lời khẩn cầu của bà, và khi đứa trẻ Sa-mu-ên đủ tuổi, bà đem con đến phục vụ tại đền thờ dưới sự chỉ dẫn của thầy tế Ê-li
  • Đức Chúa Trời cũng ban cho bà Han-na nhiều con cái sau đó

Hê-nóc

Tên Hê-nóc được đề cập vài lần trong Cựu và Tân Ước, ông là cha của Mê-tu-sê-la và là ông cố của Nô-ê.

  • Hê-nóc có quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời.
  • Khi được 365 tuổi, ông được Đức Chúa Trời tiếp lên với Ngài mà không trải qua sự chết.
  • Một người khác tên là Hê-nóc, con của Ca-in.

Hê-rô-đia

Hê-rô-đia là vợ của vua Hê-rốt (An-ti-pa) ở Giu-đa trong thời Giăng Báp-tít.

  • Hê-rô-đia ban đầu là vợ của em trai Hê-rốt là Phi-líp, nhưng lại bất chính kết hôn với Hê-rốt.
  • Giăng Báp-tít lên án Hê-rốt và Hê-rô-đia vì hôn nhân phi pháp của họ. Vậy nên Hê-rốt bỏ tù Giăng và cuối cùng là cho chặt đầu ông.

Hê-rốt An-ti-pa

Hê-rốt An-ti-pa là một lãnh đạo người La Mã cai trị ở xứ Giu-đê trong thời Chúa Giê-su. Có khi ông được gọi là “Vua Hê-rốt” mặc dù không phải là vua thật sự.

  • Trong Kinh Thánh có một số người tên “Hê-rốt”. Vua Hê-rốt Đại Đế là cha của Hê-rốt An-ti-pa. Hãy chú ý dịch hai từ này rõ ràng, hai vua Hê-rốt là hai người khác nhau
  • Hê-rốt An-ti-pa cai trị 1/4 Đế chế La Mã, nên ông được gọi là "Hê-rốt vua chư hầu.”
  • Hê-rốt An-ti-pa là người ra lệnh chặt đầu Giăng Báp-tít
  • Ông cũng là người tra khảo Chúa Giê-su trước khi Ngài bị đóng đinh.

Hê-rốt Đại Đế

Trong Kinh Thánh có một số lãnh đạo có tên là Hê-rốt. Hê-rốt Đại Đế không phải là người Do Thái, ông làm vua xứ Giu-đê vào lúc Chúa Giê-su được sinh ra.

  • Ông nổi tiếng về việc ra lệnh xây đền thờ của người Do Thái ở Giê-ru-sa-lem.
  • Ông là người tàn ác và giết người vô số. Khi nghe rằng có một vị vua Do Thái khác đã được sinh ra tại Bết-lê-hem, ông đã ra lệnh giết tất cả các bé trai mới sinh
  • Các con trai của ông, Hê-rốt An-ti-pa và Hê-rốt Phi-líp, và cháu nội của ông là Hê-rốt Ạc-ríp-pa sau này cai trị ở Giu-đa. Chắt của ông là Hê-rốt Ạc-ríp-pa Đệ Nhị (còn được gọi là vua Ạc-ríp-pa) cũng cai trị toàn bộ vùng Giu-đê.

Hê-xê-ki-a

Hê-xê-ki-a là vua thứ 13 của vương quốc Giu-đa. Ông là vị vua tin Chúa và vâng phục Ngài

  • Trái với cha của mình A-ha là vua gian ác, vua Hê-xê-ki-a thực hiện các cuộc cải cách thánh sạch bằng cách dẹp bỏ sự thờ hình tượng khỏi nước Giu-đa
  • Khi Hê-xê-ki-a cầu nguyện khẩn thiết, Chúa chữa lành ông khỏi cơn bệnh trầm trọng và cho ông được sống thêm 15 năm
  • Chúa làm một dấu hiệu cho Hê-xê-ki-a biết điều này sẽ xảy ra, dấu hiệu đó là bóng mát mặt trời lùi lại trên các bục cấp định giờ

Hếp-rôn

Hếp-rôn là một thành phố nằm trên núi đá cao cách Giê-ru-sa-lem khoảng 32km.

  • Thành phố được xây dựng vào khoảng năm 2000 TC, trong thời của Áp-ram. Nơi này được nhắc đến nhiều lần trong các câu chuyện lịch sử trong Cựu Ước
  • Hếp-rôn có một vai trò quan trọng trong cuộc đời của vua Đa-vít. Một số người con của ông, bao gồm Áp-sa-lôm, được sinh ra ở đây.
  • Thành phố bị người La Mã phá hủy vào khoảng năm 70 SC.

Hinh-ki-a

Hinh-ki-a là tên của một thầy thượng tế trong thời cai trị của vua Giô-si-a

  • Khi đền thờ đang được sửa chữa, thượng tế Hinh-ki-a thấy Sách Luật Pháp và ra lệnh đem đến cho vua Giô-si-a
  • Sau khi Sách Luật Pháp được đọc cho vua nghe, vua đau buồn và ra lệnh cho dân Giu-đa quay về thờ phượng Đức Giê-hô-va và vâng phục luật pháp của Ngài
  • Một người khác cũng tên Hinh-ki-a là con trai của Ê-li-a-kim. Người này làm việc trong cung trong thời của vua Hê-xê-ki-a

Hô-rếp

Núi Hô-rếp là một tên gọi khác của núi Si-nai, nơi Đức Chúa Trời trao cho Môi-se bảng đá khắc Mười Điều Răn

  • Núi Hô-rếp là nơi Môi-se thấy bụi gai cháy khi ông đang trông nom bầy chiên
  • Đây cũng là nơi Chúa ra lệnh cho Môi-se đánh vào hòn đá để có nước cho dân Y-sơ-ra-ên đang khát khi họ đi lang thang trong sa mạc
  • Không ai biết vị trí chính xác của ngọn núi này, có thể nó ở phần phía nam của bán đảo Si-nai
  • Một số học giả cho rằng ‘Hô-rếp’ là tên thật của ngọn núi, còn ‘núi Si-nai’ nói về vị trí của nó trong sa mạc Si-nai

Hy Lạp

Trong thời Tân Ước, Hy Lạp là một tỉnh thuộc Đế quốc La Mã.

  • Giống như nước Hy Lạp ngày nay, đất nước này nằm trên một bán đảo giáp với Địa Trung Hải, biển Aegean và biển Ionian
  • Nhiều Hội thánh được thành lập ở Hy Lạp suốt thế kỷ thứ nhất; giữa nhiều Hội thánh thì sứ đồ Phao-lô bắt đầu chức vụ ở các thành Cô-rinh-tô, Tê-sa-lô-ni-ca, và Phi-líp.
  • Người đến từ Hy Lạp được gọi là người Hy Lạp, nói tiếng Hy Lạp. Nhiều người đến từ các tỉnh khác thuộc La Mã cũng nói tiếng Hy Lạp, bao gồm một số người Do Thái.

I-cô-ni-um

I-cô-ni-um là thành phố ở trung tâm phía nam Tiếu Á (ngày nay là nước Thổ Nhĩ Kỳ).

  • I-cô-ni-um nằm ở khu vực ngày nay là thành phố Konya.
  • Khi Phao-lô và Ba-na-ba bị người Do Thái trục xuất khỏi vùng An-ti-ốt sau khi truyền giáo thành công cho người ngoại ở nơi đây trong chuyến truyền giáo thứ nhất, sau đó họ đến I-cô-ni-um.
  • Những người Do Thái và người ngoại không tin Chúa ở I-cô-ni-um lên kế hoạch ném đá Phao-lô và các đồng nghiệp của ông, nhưng họ trốn qua thành Lít-tra ở gần đó. Sau đó người từ thành I-cô-ni-um và An-ti-ốt đến Lit-tra và khuấy động người ở đó ném đá Phao-lô.

I-sa-cha

I-sa-cha là người con thứ 9 của Gia-cốp, tức là Y-sơ-ra-ên.

  • Ông là con trai của người hầu của Lê-a, thê thiếp của Gia-cốp.
  • Chi tộc I-sa-cha là một trong 12 chi tộc của Y-sơ-ra-ên.

Ích-ma-ên

Ích-ma-ên là con trai của Áp-ra-ham và người hầu của Sa-ra, Ha-ga.

  • Tên ‘Ích-ma-ên’ có nghĩa là ‘Đức Chúa Trời lắng nghe’.
  • Ích-ma-ên nhận được lợi ích từ lời hứa thánh Chúa ban cho Ha-ga về ông và tương lai của ông.
  • Tuy nhiên, Ích-ma-ên không phải là con trai mà Chúa sẽ làm trọn lời hứa với Áp-ra-ham rằng Ngài sẽ khiến dòng dõi của ông nhiều như sao trên trời.

Judea

Thuật ngữ “Giu-đê” xuất phát từ tên gọi Giu-đa, một trong mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên. Nó được dùng theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

  • Đôi khi “Giu-đê” được dùng theo nghĩa hẹp để chỉ về xứ nằm ở phía nam của Y-sơ-ra-ên ngày xưa, thuộc phía tây của Biển Chết. Một số bản dịch gọi xứ này là “Giu-đa”.
  • Nhiều khi “Giu-đê” có nghĩa rộng hơn chỉ về tất cả các xứ thuộc Y-sơ-ra-ên ngày xưa, bao gồm Ga-li-lê, Sa-ma-ri, Bê-rê, Y-đu-mê và Giu-đê (Giu-đa). Nếu biên dịch viên muốn phân biệt rõ rang, thì nghĩa rộng của Giu-đê (vd: Lu-ca 1:5) có thể được dịch là “nước Giu-đê” và nghĩa hẹp (vd: Lu-ca 1:39) có thể được dịch là “xứ Giu-đê” hay “xứ Giu-đa” vì đây là vùng đất thuộc Y-sơ-ra-ên ngày xưa mà ban đầu chi phái Giu-đa đã sinh sống.

Kê-đa

Kê-đa là tên con trai thứ hai của Ích-ma-ên và là một dòng dõi lớn ra từ ông. Cũng có một thành phố nổi tiếng tên là Kê-đa.

  • Thành Kê-đa nằm ở phía bắc A-ra-bi, gần biên giới phía nam của Palestine. Vào thời Kinh Thánh, thành này nổi tiếng vì sự rộng lớn và vẻ đẹp của nó.
  • Cụm từ “lều đen Kê-đa” chỉ về những căn lều làm bằng lông dê màu đen, nơi những người Kê-đa cư ngụ.
  • Trong Kinh Thánh, cụm từ “sự vinh hiển của Kê-đa” chỉ về sự cao trọng của thành phố và dân trọng thành.

Kê-đe

Kê-đe là một thành phố của Ca-na-an mà dân Y-sơ-ra-ên đã chiếm được khi vào đất Ca-na-an.

  • Kê-đe nằm ở phía bắc lãnh thổ Y-sơ-ra-ên, được phân cho chi phái Nép-ta-li.
  • Kê-đe được biệt riêng làm thành trú ẩn và cũng là một trong những thành phố của các thầy tế lễ người Lê-vi sinh sống.

La-ban

Trong Cựu Ước, La-ban là cậu và là cha vợ của Gia-cốp.

  • Gia-cốp sống với gia đình La-ban tại Pha-đan-A-đam. Gia-cốp chăm sóc cừu và dê cho La-ban để được cưới các con gái của ông.
  • Người ông yêu thích và muốn cưới làm vợ là Ra-chên, con gái La-ban.
  • La-ban lừa Gia-cốp, bắt ông phải cưới người con gái lớn là Lê-a trước rồi mới gã Ra-chên cho ông.

La-xa-rơ

La-xa-rơ là một người bạn của Chúa Giê-xu được Ngài gọi sống dậy.

  • La-xa-rơ có hai em gái tên là Ma-ri và Ma-thê cũng tin Chúa Giê-xu.
  • Sau khi Chúa Giê-xu gọi La-xa-rơ sống lại, các lãnh đạo Do Thái tức giận và cố gắng tìm cách để giết cả hai người.

Lê-a

Lê-a là một trong những người vợ của Gia-cốp. Bà là mẹ của mười người con trai, sau này trở thành các chi phái của Y-sơ-ra-ên.

  • Cha của Lê-a là La-ban, ông là anh của Rê-bê-ca, vợ Y-sác.
  • Mặc dù Lê-a không được Gia-cốp yêu thương như em gái của bà là Ra-chên nhưng Đức Chúa Trời ban phước cho bà cách dư dật và cho bà có nhiều con cái.

Lê-méc

Lê-méc là tên của hai người được nhắc đến trong sách Sáng Thế Ký.

  • Lê-méc thứ nhất được nhắc đến là một hậu duệ của Ca-in. Ông khoe khoang với hai người vợ rằng ông đã giết một người.
  • Lê-méc thứ hai là một hậu duệ của Sết. Ông cũng là cha của Nô-ê.

Lê-vi-a-than

“Lê-vi-a-than” là một loài động vật rất to lớn đã tuyệt chủng được nhắc đến trong các sách được viết đầu tiên của Cựu Ước.

  • Lê-vi-a-than được mô tả là một loài vật to lớn, rất mạnh và hung hang có thể làm cho nước ở xung quanh “sôi sục”. Cách mô tả loài động vật này giống với mô tả của khủng long.
  • Tiên tri Ê-sai gọi Lê-vi-a-than là “con rắn uốn lượn”.
  • Gióp viết từ những kiến thức trực tiếp của ông về Lê-vi-a-than nên loài vật này có khả năng sống vào thời của ông.

Li-ban

Li-ban là một khu vực miền núi xinh đẹp nằm dọc theo bở biển Địa Trung Hải, phía bắc Y-sơ-ra-ên. Vào thời Kinh Thánh, vùng này có cây cối rất rậm rạp.

  • Vua Sa-lô-môn đưa nhân công đến Li-ban thu hoạch cây bá hương để dùng cho việc xây dựng đền thờ Đức Chúa Trời.
  • Li-ban thời xưa là nơi người Phoenician sinh sống, họ là những người đóng thuyền lành nghề cho ngành công nghiệp giao thương đang phát triển.
  • Thành Ty-rơ và Si-đôn nằm ở Li-ban. Chúng cũng chính là nơi thuốc nhuộm màu tía lần đầu tiên được sử dụng.

Lít-trơ

Lít-trơ là tên của một thành phố thuộc vùng Tiểu Á cổ xưa, là nơi Phao-lô ghé thăm trong những chuyến hành trình truyền giáo của ông. Thành phố này nằm ở vùng Ly-cao-ni là nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

  • Trong chuyến đi đến Lít-trơ, Phao-lô đã gặp Ti-mô-thê, ông trở thành một người bạn truyền giáo và xây dựng hội thánh.
  • Sau khi Phao-lô chữa lành người què, những người ở Lít-trơ muốn thờ Phao-lô và Ba-na-ba như những vị thần, nhưng các sứ đồ đã khiển trách mạnh mẽ và từ chối sự thờ phượng của họ để ngăn họ lại.

Lót

Trong Kinh Thánh, Lót là cháu của Áp-ra-ham.

  • Lót là tổ phụ của dân Mô-áp và Am-môn.

Lu-ca

Lu-ca là tác giả của hai sách trong Kinh Thánh: phúc âm Giăng và Công Vụ.

  • Trong thư gửi cho người Cô-lô-se, Phao-lô gọi Lu-ca là bác sĩ. Phao-lô cũng nhắc đến Lu-ca trong hai bức thư của ông.
  • Lu-ca đồng hành với Phao-lô trong hai chuyến hành trình truyền giáo và phụ giúp công việc cho Phao-lô.
  • Một số bản ghi chép của hội thánh đầu tiên cho biết Lu-ca được sinh ra tại thành An-ti-ốt xứ Sy-ri.

Ma-đi-an, người Ma-đi-an

Ma-đi-an là một dân tộc sống ở phía bắc sa mạc Ả Rập cho đến phía nam của vùng đất Ca-na-an. Người thuộc dân tộc này được gọi là “người Ma-đi-an”.

  • Dân tộc Ma-đi-an tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 19 cho đến thế kỷ thứ 11 trước Chúa.
  • Giô-sép bị đưa sang Ai Cập do một nhóm buôn bán nô lệ người Ma-đi-an.
  • Nhiều năm sau, người Ma-đi-an tấn công và bao vây dân Y-sơ-ra-ên ở xứ Ca-na-an. Ghê-đê-ôn đã lãnh đạo dân sự đánh bại họ.
  • Nhiều bộ tộc Ả-rập ngày nay là con cháu của dân tộc này.

Ma-la-chi

Ma-la-chi là một trong các tiên tri của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên.

  • Ma-la-chi nói tiên tri trong suốt thời kỳ đền thờ của người Y-sơ-ra-ên được xây sửa lại sau khi họ trở về từ cuộc lưu đày ở Ba-by-lôn.
  • Có lẽ Ma-la-chi sống cùng thời với Nê-hê-mi và Ê-xơ-ra.
  • Sách Ma-la-chi là sách cuối cùng của Cựu Ước và thường được xem là một phần của các sách “tiểu tiên tri”.

Ma-na-se

Có năm người tên Ma-na-se trong Cựu Ước:

  • Ma-na-se là tên con trai đầu lòng của Giô-sép.
  • Cả Ma-na-se và em trai là Ép-ra-im đều được cha của Giô-sép là Gia-cốp chấp nhận, nhờ đó dòng dõi của họ nhận được đặc quyền là một trong mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên.
  • Các con cháu của Ma-na-se làm nên một trong mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên.
  • Chi phái Ma-na-se thường được gọi là “phân nửa chi phái Ma-na-se” vì chỉ một phần chi phái sống ở Ca-na-an, phia tây sông Giô-đanh, phần còn lại của chi phái sống ở phía đông sông Giô-đanh.
  • Một trong các vị vua của Giu-đa cũng có tên là Ma-na-se.
  • Vua Ma-na-se là một vị vua độc ác, ông dâng con cái của mình làm của lễ thiêu cho tà thần.
  • Đức Chúa Trời trừng phạt Ma-na-se khiến ông bị quân thù bắt giữ. Ma-na-se trở lại cùng Đức Chúa Trời và phá hủy các bàn thờ tà thần.
  • Hai người nữa tên là Ma-na-se sống trong thời E-xơ-ra, mối người đều cưới vợ ngoại ban. Họ được yêu cầu phải li dị những người vợ đó vì những ảnh hưởng xấu về các thần ngoại giáo của họ.
  • Một người tên Ma-na-se khác là ông của một số thầy tế lễ tà thần người Đan.

Ma-ri (Em Ma-thê)

Ma-ri là một người nữ ở Bê-tha-ni tin theo Chúa Giê-xu.

  • Ma-ri có một người chị tên là Ma-thê và anh trai tên là La-xa-rơ, họ cũng tin theo Chúa Giê-xu.
  • Một lần nọ Chúa Giê-xu khen Ma-ri vì đã chọn nghe lời Chúa hơn là bị phân tâm bởi việc chuẩn bị bữa ăn cho Ngài.
  • Một lần khác khi Chúa Giê-xu đang dự một bữa ăn tại Bê-tha-ni thì Ma-ri đổ nước hoa đắc tiền lên chân Ngài để thờ phượng Ngài. Chúa Giê-xu đã khen ngợi việc này làm của cô.

Ma-ri (mẹ Chúa Giê-xu)

Ma-ri là mẹ của Chúa Giê-xu và là vợ của Giô-sép

  • Đức Thánh Linh hành động cách kỳ diệu khiến Ma-ri mang thai khi còn là trinh nữ. Em bé trong cô là Con của Đức Chúa Trời.
  • Giô-sép cưới Ma-ri làm vợ, nhưng Ma-ri vẫn còn trinh cho đến khi con trẻ được sinh ra.
  • Khi con trẻ được sinh ra, Ma-ri và Giô-sép đặt tên con là Giê-xu.

Ma-ri Ma-đơ-len

Ma-ri Ma-đơ-len bắt đầu theo Chúa Giê-xu sau khi Ngài đuổi bảy quỷ dữ ra khỏi bà.

  • Ma-ri Ma-đơ-len và một số người nữ khác hỗ trợ Chúa Giê-xu và các sứ đồ bằng việc dâng hiến.
  • Ma-ri Ma-đơ-len và một số người nữ khác là những người đầu tiên nhìn thấy Chúa Giê-xu sau khi Ngài phục sinh.

Ma-thê

Ma-thê là một người nữ ở Bê-tha-ni tin theo Chúa Giê-xu.

  • Ma-thê có một em em gái tên là Ma-ri và anh trai tên là La-xa-rơ, họ cũng theo Chúa Giê-xu.
  • Một lần kia, Ma-thê bị phân tâm bởi việc chuẩn bị bữa ăn trong khi em gái cô đang ngồi nghe Chúa Giê-xu dạy dỗ.
  • Khi La-xa-rơ chết, Ma-thê nói với Chúa Giê-xu rằng cô tin Chúa Giê-xu là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời.

Ma-thi-ơ, Lê-vi

Ma-thi-ơ là tên gọi của Lê-vi, con trai A-phê. Ma-thi-ơ là một trong mười hai người được Chúa Giê-xu chọn làm sứ đồ.

  • Trước khi gặp Chúa Giê-xu, Ma-thi-ơ là một viên thu thuế ở Ca-bê-na-um.
  • Ma-thi-ơ viết sách phúc âm mang tên ông.

Ma-xê-đô-ni-a

Vào thời Tân Ước, Ma-xê-đô-ni-a là một tỉnh La Mã nằm ở phía bắc Hy Lạp cổ đại.

  • Một số thành phố quan trọng thuộc Ma-xê-đô-ni-a được nhắc đến trong Kinh Thánh là Bê-rê, Phi-líp và Tê-sa-lô-ni-ca.
  • Các sứ đồ đi đến những thành phố này rao giảng tin lành và giúp đỡ các tân tín hữu thành lập cộng đồng Cơ Đốc để thờ phượng và chia sẻ lời Chúa.
  • Trong Kinh Thánh có những bức thư Phao-lô viết cho các tín hữu ở Phi-líp và Tê-sa-lô-ni-ca.

Mạc-đô-chê

Mạc-đô-chê là một người Do Thái sống ở nước Ba Tư. Ông là người giám hộ cho Ê-xơ-tê, em họ của ông, người sau này trở thành vợ của vua Ba Tư là A-suê-ru.

  • Trong khi làm việc tại cung điện thì Mạc-đô-chê tình cờ nghe thấy một số người đang âm mưu cùng nhau để giết vua A-suê-ru. Ông đã báo cáo việc này và cứu sống nhà vua.
  • Một thời gian sau, Mạc-đô-chê cũng phát hiện ra kế hoạch giết hại tất cả những người Do Thái ở nước Ba Tư. Ông khuyên Ê-xơ-tê đến nài xin đức vua để cứu dân tộc.

Mê-đi, người Mê-đi

Mê-đi là một đế quốc cổ xưa nằm ở phía đông A-si-ri và Ba-by-lôn, phía bắc Ê-lam và Ba Tư. Lãnh thổ của nó bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, I-răn, Sy-ri, I-rắc và Áp-ga-ni-xtan ngày nay.

  • Người sống ở đế quốc Mê-đi được gọi là “người Mê-đi”.
  • Nước Mê-đi liên kết chặt chẽ với nước Ba Tư, hai nước này gia nhập lực lược chinh phục đế quốc Ba-by-lôn.
  • Cuộc xâm lược Ba-by-lôn do Đa-ri-út người Mê-đi dẫn đầu diễn ra vào khoảng thời gian tiên tri Đa-ni-ên đang sống tại Ba-by-lôn.

Mê-siếc

Mê-siếc là tên của con trai Gia-phết, con trai Nô-ê. Một người tên Mê-siếc khác là cháu của Sem, con trai Nô-ê.

  • Cũng như tên gọi của nhiều người, sau này Kinh Thánh nhắc đến một vùng đất tên là Mê-siếc. Có thể vùng đất này được đặt theo tên của một người.
  • Một số cách nói để cho thấy tên gọi này chỉ về một đối tượng khác (trong ngữ cảnh phù hợp) có thể là “khu vực có tên gọi là Mê-siếc” hay “một người khác tên là Mê-siếc”.

Mê-sô-bô-ta-mi, A-ram Na-ha-ra-im

Mê-sô-bô-ta-mi là vùng đất nằm giữa sông Hi-đê-ke và Ơ-phơ-rát, thuộc khu vực nước I-rắc ngày nay.

  • Trong Cựu Ước, vùng này được gọi là “A-ram Na-ha-ra-im.”
  • Từ “Mê-sô-bô-ta-mi” có nghĩa là “giữa những con sông”. Cụm từ “A-ram Na-ha-ra-im” có nghĩa là “thuộc về hai con sông”.
  • Áp-ra-ham sống ở U-rơ và Cha-ran thuộc Mê-sô-bô-ta-mi trước khi chuyển đến Ca-na-an.
  • Ba-by-lôn cũng là một thành phố quan trọng của Mê-sô-bô-ta-mi.
  • Khu vực có tên gọi là “Canh-đê” cũng thuộc địa phận Mê-sô-bô-ta-mi.

Mên-chi-xê-đéc

Trong suốt thời Áp-ra-ham, Mên-chi-xê-đéc làm vua Sa-lem, sau này là Giê-ru-sa-lem.

  • Tên Mên-chi-xê-đéc có nghĩa là “vua của sự công bình” và danh hiệu “vua Sa-lem” có nghĩa là “vua của hòa bình”
  • Ông còn được gọi là “thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao”.
  • Mên-chi-xê-đéc lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Thánh khi ông mời Áp-ram bánh và rượu sau khi Áp-ram giải cứu cháu mình là Lót khỏi thay các vị vua hùng mạnh. Áp-ram dâng cho Mên-chi-xê-đéc một phần mười chiến lợi phẩm sau chiến thắng.
  • Trong Tân Ước, Mên-chi-xê-đéc được miêu tả là người không có cha và mẹ. Ông là thầy thầy tế lễ và là vua trị vì đời đời. Ông được nói là “giống Con Đức Chúa Trời”.
  • Tân Ước cũng nói rằng Chúa Giê-xu là thầy tế lễ theo “ban Mên-chi-xê-đéc”. Chúa Giê-xu không phải là con cháu của Lê-vi giống như các thầy tế lễ của Y-sơ-ra-ên. Chức thầy tế lễ của Ngài đến từ Đức Chúa Trời.
  • Dựa trên những miêu tả trong Kinh Thánh, Mê-chi-xê-đéc là thầy tế lễ loài người cũng được Đức Chúa Trời chỉ định để đại điện hay chỉ về Chúa Giê-xu, vị Vua Bình an và Công chính đời đời và là Thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại của chúng ta.

Mi-ca-ên

Mi-ca-ên là người đứng đầu tất cả những thiên sứ thánh khiết, vâng phục Đức Chúa Trời. Đây là vị thiên sứ duy nhất được gọi cách đặc biệt là “tổng lãnh thiên sứ” của Đức Chúa Trời.

  • Từ “tổng lãnh thiên sứ” có nghĩa là “thiên sứ trưởng” hay “thiên sứ cầm quyền”.
  • Mi-ca-ên đã lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên chống lại Ba Tư, cũng sẽ lãnh đạo các đội quân Y-sơ-ra-ên trong trận chiến cuối cùng chống lại thế lực gian ác như đã được báo trước trong sách Đa-ni-ên.
  • Đôi khi vị thiên sứ này cũng được mô tả là người cầu thay cho con người trước mặt Đức Chúa Trời.
  • Một số người trong Kinh Thánh cũng có tên như vậy.

Mi-chê

Mi-chê là một vị tiên tri của Giu-đa vào khoảng 700 năm trước Chúa, khi đó tiên tri Ê-sai cũng đang thi hành chức vụ tại Giu-đa.

  • Sách Mi-chê ở gần cuối Cựu Ước.
  • Mi-chê nói tiên tri về sự tàn phá Sa-ma-ri của người A-si-ri.
  • Mi-chê quở trách người Giu-đa vì không vâng lời Đức Chúa Trời và cảnh báo rằng quân thù sẽ tấn công họ.
  • Lời tiên tri của ông kết thúc với thông điệp về niềm hy vong nơi Chúa là Đấng thành tín, sẽ giải cứu dân sự.

Mi-ri-am

Mi-ri-am là chị của A-rôn và Môi-se.

  • Khi còn nhỏ, Mi-ri-am được mẹ dặn phải trông chừng em trai Môi-se nằm trong giỏ giữa dòng sông Nin. Khi con gái Pha-ra-ôn nhìn thấy đứa bé và cần tìm người chăm sóc thay thì Mi-ri-am nhanh trí đưa mẹ mình đến nhận nuôi.
  • Khi dân Y-sơ-ra-ên thoát khỏi Ai Cập và vượt qua Biển Đỏ, Mi-ri-am hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên nhảy múa trong sự vui mừng và tạ ơn.
  • Nhiều năm sau khi dân Y-sơ-ra-ên đi lang thang trong sa mạc, Mi-ri-am và A-rôn không vui khi Môi-se cưới một người nữ Ê-thi-ô-pi làm vợ và bắt đầu nói xấu về ông.
  • Vì Mi-ri-am nói những lời chống đối Môi-se nên Đức Chúa Trời khiến bà bị phung, nhưng sau đó, khi Môi-se cầu thay cho bà thì Ngài chữa lành.

Mi-sa-ên

Mi-sa-ên là tên của ba người trong Cựu Ước

  • Mi-sa-ên là một trong số các anh em họ của A-rôn, ông cùng với một người khác được lệnh xử lí xác của hai người làm ô uế bàn thờ.
  • Một người tên Mi-sa-ên khác đứng cạnh E-xơ-ra khi ông công khai đọc bản luật pháp được tìm thấy.
  • Mi-sa-ên là một trong ba bạn của Đa-ni-ên bị lưu đày cùng ông sang Ba-by-lôn và được người Ba-by-lôn đặt tên lại là Mê-sác. Ông cùng với các bạn là Sa-đơ-rắc và A-bết-Nê-gô từ chối thờ lạy tượng của vua và bị ném vào lò lửa.

Mích-ba

Mích-ba là tên của một số thành được nhắc đến trong Cựu Ước. Tên gọi này có nghĩa là “trạm gác” hay “tháp canh”.

  • Khi Đa-vít bị Sau-lơ truy đuổi, ông để cha mẹ mình tại Mích-ba dưới sự bảo vệ của vua Mô-áp.
  • Có một thành tên là Mích-ba nằm ở biên giới giữa vương quốc Giu-đa và Y-sơ-ra-ên. Đây là một trung tâm quân sự trọng điểm.

Mô-áp, dân Mô-áp, người nữ Mô-áp

Mô-áp là con trai của con gái lớn của Lót. Dòng dõi của ông được gọi là dân Mô-áp và vùng đất họ định cư cũng được gọi là “Mô-áp”.

  • Nước Mô-áp nằm ở phía đông Giu-đa, đối diện với Biển Chết. Gia đình Na-ô-mi xuất thân từ đông nam Bết-lê-hem thuộc Giu-đa.
  • Từ “người nữ Mô-áp” có thể được dịch là “người nữ dân Mô-áp” hay “người nữ từ xứ Mô-áp”.

Mo-lếc, Mo-lóc

Mo-lếc là tên một tà thần của dân Ca-na-an. Cách đọc khác là “Mo-lóc” và “Mô-léc”.

  • Những người thờ lạy thần Mo-lếc phải dâng con cái mình qua lửa.
  • Một số người Y-sơ-ra-ên thờ lạy thần Mo-lếc thay vì thờ phượng Giê-hô-va Đức Chúa Trời.

Môi-se

Môi-se là một vị tiên tri và là người lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên suốt hơn 40 năm.

  • Đức Chúa Trời chọn Môi-se để giải phóng dân Y-sơ-ra-ên khỏi ách nô lệ tại Ai Cập và dẫn họ vào đất hứa.
  • Đức Chúa Trời trao cho Môi-se bản đá ghi những điều răn dành cho dân Y-sơ-ra-ên.
  • Gần cuối đời, Môi-se không vâng lời Chúa nên không được vào sống ở đất hứa Ca-na-an.

Na-a-man

Na-a-man là chỉ huy quân đội của một trong những kẻ thù Y-sơ-ra-ên.

  • Na-a-man mắc một căn bệnh đáng sợ về da mà không ai biết cách cứu chữa.
  • Ê-li-sê bảo Na-a-man đi tắm dưới sông Giô-đanh. Khi ông vâng lời thì Đức Chúa Trời chữa lành cho ông.
  • Na-a-man tin Đức Chúa Trời vì Ngài đã chữa lành cho ông.

Na-cô

Na-cô là tên của hai người trong Kinh Thánh: ông và em trai của Áp-ra-ham.

  • Rê-bê-ca, vợ của Y-sác là cháu gái Na-cô, em trai Áp-ra-ham.
  • Cũng có một thành phố gọi là “thành của Na-cô”, có thể nó chỉ về ông của Áp-ra-ham. Cụm từ này có thể có nghĩa là “thành tên là Na-cô”, “thành Na-cô sinh sống” hay “thành thuộc về Na-cô”.

Na-hum

Na-hum là một nhà tiên tri giảng dạy trong suốt thời kỳ vua Ma-na-se gian ác cai trị Giu-đa.

  • Na-hum xuất thân từ Ên-cốt, cách Giê-ru-sa-lem khoảng 20 dặm.
  • Sách Na-hum ghi lại những lời tiên tri của ông về sự hủy phá thành Ni-ni-ve của nước Sy-ri.

Na-than

Na-than là một tiên tri trung tín của Đức Chúa Trời sống trong thời kỳ Đa-vít làm vua cai trị Y-sơ-ra-ên.

  • Đức Chúa Trời sai Na-than đối mặt với Đa-vít sau khi Đa-vít phạm tội nghiêm trọng với U-ri.
  • Na-than quở trách Đa-vít cho dù Đa-vít là vua.
  • Đa-vít ăn năn tội lỗi sau khi Na-than nói chuyện với ông.

Na-xa-rét, người Na-xa-rét

Na-xa-rét là một thành thuộc xứ Ga-li-lê ở phía bắc Y-sơ-ra-ên.

  • Na-xa-rét là một thành thuộc xứ Ga-li-lê ở phía bắc Y-sơ-ra-ên.
  • Nhiều người ở Na-xa-rét không tôn trọng lời giảng dạy của Chúa Giê-xu vì Ngài lớn lên ở giữa họ và họ nghĩ rằng Chúa Giê-xu chỉ là một người bình thường.
  • Dân thành Na-xa-rét tìm cách giết Chúa Giê-xu khi Ngài tuyến bố Ngài là Chúa Cứu Thế.

Nê-bu-cát-nết-sa

Nê-bu-cát-nết-sa là một vị vua của đế quốc Ba-by-lôn. Đây là một đế quốc hùng mạnh suốt thời vương quốc Y-sơ-ra-ên và vương quốc Giu-đa.

  • Nê-bu-cát-nết-sa có lực lượng quân đội hùng mạnh đã chinh phục rất nhiều dân tộc.
  • Dưới sự lãnh đạo của Nê-bu-cát-nết-sa, quân đội Ba-by-lôn tấn công và chinh phục vương quốc Giu-đa, đem hầu hết dân Giu-đa sang Ba-by-lôn làm phu tù. “Cuộc lưu đày sang Ba-by-lôn” này kéo dài 70 năm.

Nê-ghép

Nê-ghép là vùng sa mạc ở miền nam Y-sơ-ra-ên.

  • Từ gốc của nó có nghĩa là “phía Nam” và một số bản tiếng Anh dịch từ này ra như vậy.
  • Có thể vùng phía nam này khác với vị trí sa mạc Nê-ghép ngày nay.
  • Khi Áp-ra-ham ở thành Ca-đe thì ông sống ở Nê-ghép hay ở vùng phía nam.
  • Chi phái Giu-đa và Si-mê-ôn của dân Do Thái sống ở khu vực phía nam này.
  • Thành phố lớn nhất ở Nê-ghép là Bê-e-Sê-ba.

Nê-hê-mi

Nê-hê-mi là một người Y-sơ-ra-ên sống ở đế quốc Ba-by-lôn trong suốt thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa bị người Ba-by-lôn bắt làm phu tù.

  • Trong khi Nê-hê-mi làm quan tửu chánh cho vua Ba tư, Ạt-ta-xét-xe, Nê-hê-mi xin vua cho phép trở về Giê-ru-sa-lem.
  • Nê-hê-mi lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên xây sửa lại tường thành Giê-ru-sa-lem má đã bị phá hủy bởi người Ba-by-lôn.
  • Ông làm thống đốc Giê-ru-sa-lem mười hai năm trước khi trở về cung vua.
  • Trong Kinh Thánh Cựu Ước, sách Nê-hê-mi kể lại câu chuyện Nê-hê-mi xây dựng lại tường thành và cai trị những người ở Giê-ru-sa-lem.
  • Nê-hê-mi cũng là tên của những người đàn ông khác trong Cựu Ước. Những người đàn ông khác luôn có tên của cha mình thêm vào tên của họ ví dụ như Nê-hê-mi con trai của Ha-ca-lia.

Nép-ta-li

Nép-ta-li là con trai thứ sáu của Gia-cốp. Dòng dõi ông hình thành chi phái Nép-ta-li là một trong mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên.

  • Nép-ta-li là chi phái sống hầu hết ở vùng đất phía bắc Y-sơ-ra-ên.
  • Chi phái này được nhắc đến trong cả Cựu Ước và Tân Ước của Kinh Thánh.
  • Tên Nép-ta-li cũng được đặt cho địa phận chi phái này sinh sống, hay có thể gọi là “đất thuộc về chi phái Nép-ta-li”, “vùng đất dòng dõi Nép-ta-li sinh sống”.
  • Tên Nép-ta-li có nghĩa là “đấu địch”.

Người của Đức Chúa Trời

Thành ngữ “người của Đức Chúa Trời” là một cách gọi tôn trong chỉ về tiên tri của Đức Giê-hô-va.

  • Đây cũng là một danh hiệu vinh dự được đặt cho nhiều nhà tiên tri trong Cựu Ước.
  • Cụm từ này còn có thể được dịch là “người thuộc về Đức Chúa Trời”, “người được Đức Chúa Trời lựa chọn” hay “người phục vụ Đức Chúa Trời”.

Người Lê-vi, Lê-vi

Người Lê-vi là người thuộc chi phái Y-sơ-ra-ên có tổ phụ là Lê-vi.

  • Người Lê-vi coi sóc đền thờ và phụ trách các lễ nghi tôn giáo.
  • Tất cả các thầy tế lễ Do Thái là người thuộc dòng Lê-vi. (Tuy nhiên, không phải tất cả người Lê-vi đều là thầy tế lễ).
  • Các thầy tế lễ Lê-vi được biệt riêng chuyên lo những công việc đặc biệt phục vụ Đức Chúa Trời trong đền thờ.

Người tạo dựng

Nói chung, “người sản xuất” là người tạo nên hay làm nên một vật nào đó.

  • Trong Kinh Thánh, từ “Đấng Sáng Tạo” đôi khi được dùng làm tên hay danh hiệu của Đức Giê-hô-va vì Ngài đã sáng tạo nên mọi vật.
  • Thông thường từ này hay đi cùng với từ “của anh”, “của tôi” hay “của bạn”. Gợi ý dịch:
  • Từ “Đấng Sáng Tạo” có thể được dịch là “Đấng Tạo Hóa”, “Đức Chúa Trời sáng tạo” hay “Đấng tạo dựng nên mọi vật”.
  • Cụm từ “Đấng Sáng Tạo của anh ta” có thể được dịch là “Đấng đã tạo dựng nên anh ta” hay “Đức Chúa Trời tạo dựng nên anh ta”.
  • Cụm từ “Đấng Sáng Tạo của bạn” và “Đấng Sáng Tạo của tôi” cũng được dịch tương tự.

Nhà Đa-vít

Đặc ngữ “nhà Đa-vít” nhắc đến gia đình hoặc con cháu của Vua Đa-vít.

  • Đặc ngữ này cũng có thể được dịch là, “con cháu Đa-vít.”
  • Vì Chúa Giê-xu được sinh ra từ dòng dõi Đa-vít, thì Ngài đã thuộc về “nhà Đa-vít.”
  • Đôi khi “nhà Đa-vít” hoặc “gia đình Đa-vít” nhắc đến những người trong gia đình của Đa-vít, là những người vẫn còn sống.
  • Trong những lần khác, từ này mang tính tổng quát và ám chỉ đến tất cả con cháu của ông, bao gồm cả những người đã qua đời.
  • Xem thêm :En:obe:other:house

Nhà truyền giáo Phi-líp

Tại Hội thánh Cơ Đốc đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem, Phi-líp là một trong bảy người lãnh đạo được chọn để chăm sóc cho người nghèo và những Cơ Đốc nhân thiếu thốn, đặc biệt là các quá phụ.

  • Đức Chúa Trời sử dụng Phi-líp để chia sẻ phúc âm cho nhiều người ở nhiều thành khác nhau thuộc xứ Giu-đê và Ga-li-lê, trong đó có một người Ê-thi-ô-pi mà ông đã gặp trên con đường vắng đi từ Giê-ru-sa-lem xuống Ga-xa.
  • Những năm sau đó khi Phi-líp sống ở Sê-sa-rê thì Phao-lô cùng cộng sự ở lại tại nhà ông trên đường trở về Giê-ru-sa-lem.
  • Hầu hết các diễn giả Kinh Thánh đều nghĩ rằng nhà truyền giáo Phi-líp khác với vị sứ đồ cùng tên của Chúa Giê-xu. Một số ngôn ngữ có thể sử dụng cách phát âm hơi khác cho hai tên gọi để làm sáng tỏ họ là hai người khác nhau.

Ni-ni-ve, người Ni-ni-ve

Ni-ni-ve là thành phố thủ đô của A-si-ri. Người Ni-ni-ve là người sống ở thành Ni-ni-ve.

  • Đức Chúa Trời sai tiên tri Giô-na đi cảnh báo dân thành Ni-ni-ve phải xoay bỏ con đường gian ác. Họ đã vâng theo và Đức Chúa Trời không tiêu diệt họ.
  • Sau này người A-si-ri không thờ phượng Đức Chúa Trời nữa. Họ chinh phục vương quốc Y-sơ-ra-ên và đem những người ở đây sang Ni-ni-ve.

Nô-ê

Nô-ê là người sống vào khoảng hơn 4,000 trước, khi Đức Chúa Trời sai cơn nước lụt tiêu diệt toàn bộ loài người gian ác trên đất. Đức Chúa Trời phán dặn Nô-ê đóng một chiếc tàu khổng lồ để ông và cả gia đình có thể sống sót khi nước lụt bao phủ khắp mặt đất.

  • Nô-ê là người công bình vâng lời Đức Chúa Trời trong mọi việc.
  • Khi Đức Chúa Trời chỉ cho Nô-ê cách xây dựng chiếc tàu khổng lồ thì ông làm chính xác như lời Ngài phán dặn.
  • Bên trong chiếc tàu, Nô-ê và gia đình ông được an toàn, sau đó con cháu của ông tiếp tục sinh sôi đầy dẫy khắp đất.
  • Tất cả những người được sinh ra sau cơn nước lụt đều là con cháu của gia đình Nô-ê.

Nốp

Nốp là một kinh đô cổ xưa của Ai-cập nằm dọc theo sông Nin.

  • Nốp nằm ở Hạ Ai Cập, tại vùng đồng bằng sông Nin, đây là nơi đất đai màu mỡ, hoa màu phong phú.
  • Vị trí địa lí quan trọng này đã giúp cho Nốp trở thành thành phố thương mai, giao thương chính.

Núi Hẹt-môn

Hẹt-môn là tên của ngọn núi cao nhất Y-sơ-ra-ên.

  • Nằm ở phía bắc của Biển Ga-li-lê, rất gần với biên giới giữa Y-sơ-ra-ên và Sy-ri.
  • Các dân tộc khác gọi núi Hẹt-môn là “Núi Si-ri-ôn” và “Núi Sê-ni-rơ”.
  • Núi Hẹt-môn có ba ngọn núi lớn.

Núi Ô-li-ve

Ô-li-ve là một ngọn núi hay một ngọn đồi lớn nằm gần phía đông thành Giê-ru-sa-lem. Có lẽ nó được đặt theo tên của rừng cây Ô-li-ve bao phủ trên núi.

  • Nhiều lần Chúa Giê-xu và các môn đồ đi lên núi Ô-li-ve để cầu nguyện và nghỉ ngơi.
  • Chúa Giê-xu bị bắt tại vườn Ghết-sê-ma-nê trên núi Ô-li-ve.
  • Từ này có thể được dịch là “Núi cây Ô-li-ve”.

Ơ-phơ-rát

Ơ-phơ-rát là một trong bốn con sông chảy ngang qua vườn Ê-đen. Đó là con sông được đề cập nhiều nhất trong Kinh Thánh. Sông nầy đôi khi gọi là “con sông”.

  • Sông Ơ-phơ-rát ngày nay nằm ở Trung Đông và là con sông quan trọng và dài nhất ở A-si.
  • Cùng với sông Hi-đê-ke, biên giới của Ơ-phơ-rát là vùng đất có tên là Mê-sô-bô-ta-mi.
  • Thành phố U-rơ cổ là quê hương của Áp-ra-ham là cửa sông Ơ-phơ-rát
  • Con sông nầy là một trong những biên giới của vùng đất mà Đức Chúa Trới hứa ban cho Áp-ra-ham (Sáng thế ký 15:18).

Ô-sê

Ô-sê là một tiên tri người Y-sơ-ra-ên sống khoảng 750 năm trước khi Đấng Christ sinh ra.

  • Chức vụ tiên tri của ông được thực thi trong nhiều năm trải qua các triều đại của các vua vương quốc Y-sơ-ra-ên và Giu-đa chẳng hạn như Giê-rô-bô-am, Xa-cha-ri, Ô-xia, Giô-tham và Ê-xê-chia.
  • Đức Chúa Trời phán bảo Ô-sê cưới một kỵ nữ tên là Gô-me và cứ tiếp tục yêu thương nàng, cho dù nàng không chung thủy với ông.
  • Đây là một hình ảnh mô tả về tình yêu của Đức Chúa Trời đối với dân tộc không trung tín với Ngài, là dân Y-sơ-ra-ên.
  • Ô-sê đã nói tiên tri nghịch cùng dân Y-sơ-ra-ên, cảnh báo họ phải từ bỏ lối thờ lạy thần tượng.

Ô-xia, A-xa-ria

Vào khoảng năm 800 trước Chúa, Ô-xia làm vua dân Giu-đa khi được 16 tuổi và cai trị Giê-ru-sa-lem trong 52 năm. Vua cai trị lâu đời hơn các triều vua thông thường. Ô-xia cũng được gọi là A-xa-ria.

  • Vua Ô-xia nổi tiếng với tài quân sự khéo léo và có tổ chức. Ông xây nhiều toà tháp bảo vệ thành và có những vũ khí chiến tranh được thiết kế đặc biệt có thể gắn vào người để bắt tên và những phiến đá lớn.
  • Vua ô-xia phụng sự Đức Chúa Trời bao lâu thì ông được thịnh vượng bấy lâu. Tuy nhiên, đến lúc cuối đời ông trở nên kiêu ngạo, không vâng lời Chúa mà dâng của lễ thiêu tại đền thờ, là công việc chỉ dành cho thầy tế lễ.
  • Vì tội lỗi này, Ô-xia bị bệnh phung và phải sống tách biệt với người khác cho đến lúc triều đại của ông kết thúc.

Ôm-ri

Ôm-ri là một quan tổng binh, ông trở thành vị vua thứ sáu của Y-sơ-ra-ên.

  • Ôm-ri cai trị 12 năm tại thành Tiệt-sa.
  • Giống như tất cả các đời vua trước của Y-sơ-ra-ên, Ôm-ri là một vị vua gian ác, lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên vào chỗ thờ thần tượng nhiều hơn.
  • Ôm-ri cũng là cha của vua A-háp gian ác.

Pha-đan-A-ram

Pha-đan-A-ram là tên xứ gia đình Áp-ra-ham sinh sống trước khi chuyển đến vùng đất Ca-na-an.

  • Gia đình anh em trai của Áp-ra-ham là Na-cô ở lại tại Pha-đan-A-ram. Họ được biết đến là “người A-ra-mê” và ngôn ngữ của họ được gọi là “tiếng A-ram”.
  • Thành Cha-ran thuộc Pha-đan-A-ram và là nơi La-ban, anh trai Rê-bê-ca, sinh sống.
  • Pha-đan–A-ram có thể nằm ở khu vực Sy-ri-a ngày nay hay đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Pha-ra-ôn, vua Ai Cập

Trong thời cổ đại, những vị vua cai trị đất nước Ai Cập được gọi là pha-ra-ôn.

  • Tổng cộng có hơn 300 pha-ra-ôn cai trị Ai Cập hơn 2,000 năm.
  • Những vị vua Ai Cập này rất quyền lực và giàu có.
  • Một vài người trong số các pha-ra-ôn này được nhắc đến trong Kinh Thánh.
  • Thông thường từ này được dùng làm tên chứ không chỉ là danh hiệu. Trong trường hợp đó, nó sẽ được viết hoa là “Pha-ra-ôn”.

Pha-ran

Sa mạc Pha-ran là một khu vực đồng vắng nằm phía đông Ai Cập và phía nam Ca-na-an. Cũng có một ngọn núi tên là Pha-ran, đây có thể là tên gọi khác của núi Si-nai.

  • Người hầu A-ga và con trai là Ích-ma-ên đến sinh sống tại sa mạc Pha-ran sau khi Sa-ra yêu cầu Áp-ra-ham phải đuổi họ đi.
  • Khi Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, họ từng đi qua sa mạc Pha-ran.
  • Chính từ Kadesh-Barnea thuộc đồng vắng Pha-ran, Môi-se đã gửi mười hai thám tử đến vùng đất Ca-na-an và mang tin tức về.
  • Đồng vắng Xin có thể là một phần của đồng vắng Pha-ran rộng lớn hơn.

Phao-lô, Sau-lơ

Phao-lô là một lãnh đạo của hội thánh đầu tiên được Chúa Giê-xu sai đi để mang tin lành đến cho nhiều dân tộc khác.

  • Phao-lô là một người Do Thái sinh ra ở thành phố Tạt-sơ thuộc La-mã, và như vậy ông cũng là một công dân La Mã.
  • Phao-lô ban đầu được gọi bằng tên Do Thái là Sau-lơ.
  • Sau-lơ trở thành người lãnh đạo tôn giáo Do Thái và bắt giữ những người Do Thái nào trở thành Cơ Đốc nhân vì ông không tin Chúa Giê-xu.
  • Chúa Giê-xu đến với Sau-lơ trong một ánh sáng chói loá và bảo ông ngừng làm hại những Cơ Đốc nhân. Ngài sai một Cơ Đốc nhân đến dạy dỗ cho Sau-lơ và sau đó ông tin Chúa Giê-xu.
  • Đầu tiên, Sau-lơ giảng dạy cho người Do Thái về Chúa Giê-xu.
  • Sau đó, Chúa sai Sau-lơ giảng dạy cho những dân tộc khác trong nhiều thành phố La Mã về Chúa Giê-xu. Từ đó ông bắt đầu sử dụng tên La Mã là Phao-lô.
  • Phao-lô viết các bức thư để khích lệ và dạy dỗ các Cơ Đốc nhân ở nhiều thành phố. Một số bức thư của ông được chép trong Kinh Thánh.

Phê-ni-xi

Trong thời cổ đại, Phê-ni-xi là một quốc gia thịnh vượng nằm dọc theo bờ biển Địa Trung Hải, thuộc khu vực phía tây nước Li Băng ngày nay.

  • Trong thời Tân Ước, thủ đô của Phê-ni-xi là Ty-rơ. Phê-ni-xi còn có một thành phố quan trọng khác nữa là Si-đôn.
  • Phê-ni-xi nổi tiếng với cây bá hương, thuốc nhuộm màu tím, khả năng du lịch và giao thương đường biển. Họ còn là những thợ đóng tàu tinh xảo.

Phê-ô, Núi Phê-ô, Ba-anh Phê-ô

Phê-ô là tên của một ngọn núi ở vùng Mô-áp, phía đông Biển Muối. Đây cũng là vùng đất chi phái Ru-bên sinh sống.

  • “Bết Phê-ô” là một tên gọi khác của thành Phê-ô.
  • “Ba-anh Phê-ô” là một tà thần của dân Mô-áp được thờ lạy trên núi Phê-ô.

Phê-rê-sít

​Là một nhóm người mà dân Y-sơ-ra-ên nhiều lần phải đối đầu ở Pa-lét-tin. Kinh Thánh không nhắc đến bất kì mô tả nào về danh tính hay khu vực nhóm người này sinh sống.

  • Họ được nhắc đến nhiều nhất trong sách Các Quan Xét, người Phê-rê-sít kết hôn cùng người Y-sơ-ra-ên và tác động khiến họ thờ lạy các tà thần.
  • Người Phê-rê-si khác với người Phê-rê-sít. Có thể cần phải phát âm hai tên gọi này thật khác nhau để phân biệt rõ ràng.

Phe-rơ-sơ, người Phe-rơ-sơ

Phe-rơ-sơ là một đế quốc do Si-ru đại đế thành lập vào năm 550 trước Chúa. Trung tâm của nó nằm ở khu vực đất nước I-ran ngày nay. Dân nước Phe-rơ-sơ được gọi là “người Phe-rơ-sơ”.

  • Đế quốc Phe-rơ-sơ rất rộng lớn và quyền lực.
  • Theo chiếu chỉ của vua Si-ru, dân Do Thái được giải thoát khỏi cảnh phu tù tại Ba-by-lôn, đền thờ Giê-ru-sa-lem được xây sửa lại với kinh phí từ đế quốc Phe-rơ-sơ.
  • Ạt-ta-xét-xe là vua cai trị đế quốc Phe-rơ-sơ khi E-xơ-ra và Nê-hê-mi trở về Giê-ru-sa-lem để dựng lại tường thành.
  • Ê-xơ-tê trở thành hoàng hậu nước Phe-rơ-sơ khi kết hôn cùng vua A-suê-ru.

Phi-e-rơ, Si-môn Phi-e-rơ, Sê-pha

Đây là những tên gọi khác nhau của Phi-e-rơ, một trong mười hai sứ đồ của Chúa Giê-xu. Ông là nhà lãnh đạo quan trọng của Hội Thánh đầu tiên.

  • Trước khi được Chúa Giê-xu kêu gọi trở thành môn đồ Ngài, ông có tên là Si-môn.
  • Sau đó, Chúa Giê-xu đặt tên cho ông là Sê-pha, nghĩa là “đá” trong tiếng A-ram. Ông cũng được gọi là Phi-e-rơ, có nghĩa là “đá” trong tiếng Hy Lạp
  • Ông được biết đên nhiều nhất với tên gọi Phi-e-rơ và Si-môn Phi-e-rơ.
  • Đức Chúa Trời làm việc qua Phi-e-rơ để chữa lành nhiều người và truyền giảng tin lành về Chúa Giê-xu.
  • Có hai sách trong Tân Ước là thư Phi-e-rơ viết để khích lệ và dạy dỗ các tín hữu.

Phi-lát

Phi-lát là quan tổng đốc La Mã, người kết án tử hình Chúa Giê-xu.

  • Vì Phi-lát là quan tổng đốc nên ông có quyền xử tử tội phạm.
  • Các nhà lãnh đạo Do Thái muốn Phi-lát đóng đinh Chúa Giê-xu nên nói dối rằng Chúa Giê-xu là một tội nhân.
  • Phi-lát nhận ra Chúa Giê-xu không hề có tội nhưng ông sợ đám đông và vì thế ra lệnh cho quân lính đóng đinh Chúa Giê-xu.

Phi-líp

Phi-líp là một thành phố nằm ở phía bắc Hy Lạp cổ đại.

  • Phao-lô và Si-la đi đến Phi-líp để rao giảng về Chúa Giê-xu cho người dân ở đó.
  • Phao-lô và Si-la bị bắt tại Phi-líp nhưng Chúa đã giải thoát cho họ cách kỳ diệu.
  • Thư Phi-líp trong Kinh Thánh được Phao-lô viết cho các Cơ Đốc nhân tại Phi-líp.

Phi-nê-a

Phi-nê-a là tên của hai người nam trong Cựu Ước.

  • Một trong số cháu trai của A-rôn làm thầy tế lễ tên là Phi-nê-a, ông mạnh mẽ chống lại việc thờ lạy tà thần trong Y-sơ-ra-ên.
  • Phi-nê-a giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi tai vạ Đức Giê-hô-va giáng xuống để trừng phạt họ vì tội cưới con gái Ma-đi-an và thờ tà thần.
  • Một số lần Phi-nê-a đi cùng quân đội Y-sơ-ra-ên để tiêu diệt người Ma-đi-an.
  • Một Phi-nê-a khác được nhắc đến trong Cựu Ước là một trong những con trai gian tà của Hê-li, thầy tế lễ trong đời tiên tri Sa-mu-ên.
  • Phi-nê-a cùng anh em mình là Hóp-ni đều bị giết khi dân Phi-li-tin tấn công Y-sơ-ra-ên và cướp hòm Hòm Giao ước.

Phô-ti-pha

Phô-ti-pha là một viên chức quan trọng của pha-ra-ôn Ai Cập trong thời gian Gia-cốp cùng vợ và các con sinh sống tại Ca-na-an. Phô-ti-pha là người chỉ huy quân thị vệ.

  • Phô-ti-pha mua Giô-sép, con trai của Gia-cốp, làm nô lệ và đặt ông coi sóc công việc nhà.
  • Khi Giô-sép bị vu cáo phạm lỗi, Phô-ti-pha đã bỏ tù anh.

Ra-chên

Ra-chên là một trong những người vợ của Gia-cốp. Nàng và chị là Lê-a là con gái của La-ban, cậu của Gia-cốp.

  • Ra-chên là mẹ của Giô-sép và Bên-gia-min, con cháu của họ trở thành hai trong số các chi phái của Y-sơ-ra-ên.
  • Ban đầu Ra-chên không thể có con, sau đó Đức Chúa Trời cho nàng sanh được Giô-sép.
  • Nhiều năm sau, khi sanh Bên-gia-min thì Ra-chên qua đời, Gia-cốp chôn nàng gần Bêt-lê-hem.

Ra-háp

Ra-háp là một người nữ sống tại Giê-ri-cô khi dân Y-sơ-ra-ên tấn công vào thành phố này. Cô là một kỵ nữ.

  • Ra-háp giấu hai người Y-sơ-ra-ên đến Giê-ri-cô do thám xứ trước khi tiến đánh. Cô giúp đỡ những thám tử này trốn thoát để trở về trại quân Y-sơ-ra-ên.
  • Về sau Ra-háp tin Đức Giê-hô-va, cô và cả gia đình đều được cứu khi thành Giê-ri-cô bị phá huỷ. Họ đến sống cùng với dân Y-sơ-ra-ên.

Ra-ma

Ra-ma là một thành phố cổ của Y-sơ-ra-ên, cách khoảng 8km về phía bắc Giê-ru-sa-lem, thuộc xứ Bên-gia-min gần Ga-ba-ôn.

  • Ra-ma nằm trong khu vực con cháu Gia-cốp sanh từ Ra-chên sinh sống.
  • Khi bị bắt sang Ba-by-lôn làm phu tù, dân Y-sơ-ra-ên đầu tiên được đưa đến Ra-ma trước khi sang Ba-by-lôn.
  • Gia đình cha mẹ của Sa-mu-ên ở tại Ra-ma.

Ra-mốt

Ra-mốt là một thành phố quan trọng ở miền núi Ga-la-át, còn được gọi là Ra-mốt tại Ga-la-át.

  • Ra-mốt thuộc về chi phái Gát của dân Y-sơ-ra-ên và được chọn làm thành ẩn náu.
  • Vua A-háp của Y-sơ-ra-ên và vua Giô-sa-phát của Giu-đa tiến hành chiến tranh chống vua A-ram tại Ra-mốt. Vua A-háp đã bị sát hại trong cuộc chiến.
  • Sau đó, vua A-cha-xia và vua Giô-ram cố chiếm thành Ra-mốt từ tay vua A-ram nhưng Giô-ram bị thương. Cả hai đều bị Giê-hu giết rồi Giê-hu được xức dầu lên làm vua Y-sơ-ra-ên tại Ra-mốt.

Ráp-ba

Ráp-ba là thành phố quan trọng nhất của người Am-môn.

  • Ráp-ba thường bị tấn công trong những trận chiến đánh dân Am-môn.
  • Một trong những cuộc chinh phục cuối cùng của vua Đa-vít nước Y-sơ-ra-ên là đánh chiếm Ráp-ba.
  • Thành phố Amman Jordan ngày nay là vị trí của Ráp-ba xưa kia.

Rê-bê-ca

Rê-bê-ca là con gái của cháu Áp-ra-ham. Ông của cô là em trai của Áp-ra-ham.

  • Đức Chúa Trời chọn Rê-bê-ca làm vợ cho Y-sác, con trai Áp-ra-ham.
  • Rê-bê-ca rời khỏi quê hương mình, đi cùng đầy tớ của Áp-ra-ham đến quê hương của Y-sác, kết hôn với anh và sống cùng gia đình tại đó.
  • Trong một thời gian dài Rê-bê-ca không có con nhưng cuối cùng Đức Chúa Trời ban phước cho nàng sinh đôi hai con trai là Ê-sau và Gia-cốp.

Rim-môn

Rim-môn là tên của một người và một số địa điểm trong Kinh Thánh, cũng là tên của một tà thần. Từ này có nghĩa là “thạch lựu”.

  • Có một người nam tên là Rim-môn, là người Bê-gia-min sống ở thành Bê-ê-rốt tại Sa-bu-lôn. Các con trai của Rim-môn ám sát Ích-bô-sết, là người con trai bị bại chân của Giô-na-than.
  • Rim-môn là một thành ở phía nam Giu-đa. Hòn đá Rim-môn là một nơi an toàn cho người Bên-gia-min ẩn trốn để khỏi bị giết.
  • Ri-môn-Phê-rết là một nơi chưa được xác định trong đồng vắng xứ Giu-đê.

Rô-bô-am

Rô-bô-am là một trong số những con trai của vua Sa-lô-môn, ông trở thành vua nước Y-sơ-ra-ên sau khi Sa-lô-môn qua đời.

  • Khi Rô-bô-am đáp lời dân chúng cách hà khắc thì mười chi phái nỗi loạn nghịch cùng ông. Vì việc này mà nước Y-sơ-ra-ên bị chia ra làm hai: nước Y-sơ-ra-ên ở phía bắc và nước Giu-đa ở phía nam.
  • Rô-bô-am tiếp tục làm vua nước Giu-đa bao gồm hai chi phái còn trung thành với ông.
  • Rô-bô-am là một vua độc ác, không vâng lời Đức Giê-hô-va mà thờ lạy các tà thần.

Ru-bên

Ru-bên là con trai đầu lòng của Gia-cốp. Mẹ ông là Lê-a.

  • Khi các em lên kế hoạch giết em trai là Giô-sép thì Ru-bên bảo vệ mạng sống Giô-sép bằng cách bảo các em cho Giô-sép vào một cái hố.
  • Sau đó Ru-bên trở lại để giải cứu Giô-sép nhưng các em đã bán Giô-sép làm nô lệ cho những thương gia qua đường.
  • Dòng dõi của Ru-bên trờ thành một trong số mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên.

Ru-tơ

Ru-tơ là một phụ nữ người Mô-áp, sống trong thời kỳ các quan xét của Y-sơ-ra-ên. Cô là một trong những tổ phụ đầu tiên của Chúa Giê-xu.

  • Ru-tơ nổi tiếng về lòng trung thành với mẹ chồng là Na-ô-mi. Ru-tơ cùng đi với bà trở về Y-sơ-ra-ên và giúp bà sinh sống.
  • Cô cũng cam kết dâng cuộc đời mình phụng sự chân thần duy nhất là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên.
  • Ru-tơ kết hôn cùng một người Y-sơ-ra-ên và sanh một con trai, sau này là ông của vua Đa-vít.

Sa-bu-lôn

Sa-bu-lôn là con trai út mà Lê-a sanh cho Gia-cốp và là tên gọi của một trong mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên.

  • Chi phái Sa-bu-lôn được giao phần đất trực tiếp ngay tại bờ tây của Biển Chết.
  • Đôi khi tên gọi Sa-bu-lôn được dùng để nói đến vùn gđất mà chi phái này sinh sống.
  • Sa-bu-lôn có nghĩa là “được tôn cao.”

Sa-lô-môn

Sa-lô-môn là một trong các con trai của vua Đa-vít. Mẹ ông là Bát-sê-ba.

  • Khi Sa-lô-môn lên làm vua, Đức Chúa Trời bảo ông hãy cầu xin điều gì ông muốn. Sa-lô-môn đã cầu xin được sự khôn ngoan để cai trị dân sự cách công chính và tốt lành. Đức Chúa Trời hài lòng với điều ông cầu xin và ban cho ông cả sự khôn ngoan lẫn sự giàu có.
  • Sa-lô-môn xây đền thờ cho Đức Chúa Trời tại Giê-ru-sa-lem theo như kế hoạch của cha ông là Đa-vít.
  • Dù Sa-lô-môn cai trị cách khôn ngoan trong những năm đầu cai trị, nhưng về sau ông dại dột cưới nhiều vợ ngoại bang và bắt đầu thờ lạy thần tượng của họ.
  • Vì sự bất trung của Sa-lô-môn mà sau khi ông chết Đức Chúa Trời đã chia Y-sơ-ra-ên thành hai vương quốc: Y-sơ-ra-ên và Giu-đa. Hai nước này thường gây chiến cùng nhau.

Sa-ma-ri, Người Sa-ma-ri

None


Sa-mu-ên

Sa-mu-ên là tiên tri và là quan xét cuối cùng của Y-sơ-ra-ên. Ông xức dầu cho cả Sau-lơ và Đa-vít làm vua Y-sơ-ra-ên.

  • Sa-mu-ên là con của Ên-ca-na và An-ne ở Ra-ma.
  • An-ne son sẻ, nhưng Sa-mu-ên ra đời là sự đáp lời của Đức Chúa Trời cho lời cầu nguyện tuyệt vọng của An-ne xin Ngài ban cho một con trai.
  • Trong lời cầu nguyện, An-ne hứa sẽ dâng con mình cho Đức Chúa Trời.
  • Khi Sa-mu-ên còn nhỏ, An-ne cho cậu bé vào đền thờ phụ việc thầy tế lễ Hê-li để hoàn thành lời hứa nguyện.

Sa-ra, Sa-rai

  • Sa-ra là vợ của Áp-ra-ham.
  • Tên của Sa-ra ban đầu là Sa-rai, nhưng được Chúa đổi thành Sa-ra.
  • Sa-ra sanh con trai như Đức Chúa Trời đã hứa ban cho bà và Áp-ra-ham.

Sa-rôn, đồng bằng Sa-rôn

Sa-rôn là tên của một vùng đồng bằng màu mỡ nằm dọc bờ biển Địa Trung Hải, phía nam núi Cạt-mên. Còn được gọi là “Đồng bằng Sa-rôn."

  • Một số thành phố thuộc đồng bằng Sa-rôn được Kinh Thánh nhắc đến là Giốp-bê, Ly-đa và Sê-sa-rê.
  • Có thể dịch là “đồng bằng tên Sa-rôn” hay “đồng bằng Sa-rôn."
  • Dân cư sống ở vùng Sa-rôn được gọi là “người Sa-rôn."

Sam-sôn

Sam-sôn là một trong các quan xét hay người giải cứu của dân Y-sơ-ra-ên, thuộc chi phái Đan.

  • Đức Chúa Trời ban cho Sam-sôn một sức mạnh siêu nhiên phi thường để đánh lại kẻ thù của Y-sơ-ra-ên là người Phi-li-tin.
  • Sam-sôn phải giữ lời hứa nguyện không bao giờ được cắt tóc, uống rượu hay bất kì thức uống có men nào.
  • Khi bị người vợ xảo quyệt là Đa-li-la nài nỉ, Sam-sôn đã tiết lộ bí mật về sức mạnh của mình. Anh bị cô ta cắt tóc và mất hết sức mạnh.
  • Trong khi Sam-sôn bị giam cầm, Đức Chúa Trời phục hồi sức mạnh và cho anh cơ hội phá hủy đền thờ tà thần Đa-gôn cùng rất nhiều người Phi-li-tin.

San-chê-ríp

San-chê-ríp là một vị vua hùng mạnh của A-si-ri, là người khiến cho Ni-ni-ve trở thành một thành phố quan trọng và giàu có.

  • Vua San-chê-ríp được biết đến với những cuộc chiến tranh đối đầu với Ba-by-lôn và nước Giu-đa.
  • Ông là một vị vua rất kiêu ngạo và nhạo báng Đức Giê-hô-va.
  • San-chê-ríp tấn công thành Giê-ru-sa-lem trong suốt thời kỳ của vua Ê-xê-chia và tiên tri Ê-sai.
  • Đức Giê-hô-va khiến quân đội của San-chê-ríp bị tiêu diệt.
  • Sách Các vua và Sử ký ở Cựu Ước ghi lại một số sự kiện về triều đại của ông.

Sau-lơ (Cựu Ước)

Sau-lơ là một người Y-sơ-ra-ên được Đức Chúa Trời lựa chọn là vị vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên.

  • Sau-lơ cao, điển trai và là một binh sĩ mạnh mẽ. Ông là mẫu người mà dân Y-sơ-ra-ên mong muốn lập làm vua của họ.
  • Dù ban đầu ông phụng sự Đức Chúa Trời nhưng về sau ông trở nên kiêu ngạo, không vâng lời Ngài. Hậu quả là Đức Chúa Trời lập Đa-vít làm vua thay thế cho Sau-lơ. Hàng trăm năm sau cũng có một người Do Thái tên là Sau-lơ, nhưng ông được đổi tên thành Phao-lô sau khi nhận biết Chúa Giê-xu.

Sê-ba

In ancient times, Sheba was a civilization or region that was located somewhere in southern Arabia.

  • Sê-ba tồn tại từ năm 1200 trước Chúa đến năm 275 sau Chúa, nằm gần Yemen hay Ê-thi-ô-pi-a ngày nay.
  • Cư dân ở đây có lẽ là dòng dõi của Cham.
  • Hoàng hậu Sê-ba đến thăm vua Sa-lô-môn khi nghe danh tiếng về sự giàu có và khôn ngoan của ông.
  • Trong Cựu Ước cũng có một số người tên là “Sê-ba”.

Sê-đê-kia

Sê-đê-kia là vua cuối cùng của vương quốc Giu-đa (597-587 TCN). Cũng có một số người khác tên là Sê-đê-kia trong Cựu Ước.

  • Vua Sê-đê-kia được hai mươi mốt tuổi khi lên ngôi, sau khi vua Nê-bu-cát-nết-sa đã bắt lưu đày hầu hết những người trong hoàng tộc đến Ba-by-lôn.
  • Sê-đê-kia đã bàn bạc với Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên, nhưng ông không phải là một nhà lãnh đạo tốt.
  • Ông đã bị bắt sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị vây chiếm, và ông bị dẫn ra trước mặt vua Ba-by-lôn, bị buộc phải xem các con trai của ông bị giết sau khi ông bị móc mắt cho mù.

Sê-sa

“Sê-sa” là tên hay tước hiệu cho nhiều nhà cai trị đế quốc La Mã. Trong Kinh Thánh, tên gọi này chỉ về ba nhà cai trị La Mã khác nhau.

  • Nhà cai trị La Mã thứ nhất tên Sê-sa là “Sê-sa Au-gút-tơ”, cai trị vào thời gian Chúa Giê-su giáng sinh.
  • Khoảng ba mươi năm sau đó, khi Giăng Báp-tít đang giảng dạy thì Ti-be-rơ Sê-sa cai trị đế quốc La Mã.
  • Ti-be-rơ Sê-sa vẫn tiếp tục cai trị La Mã khi Chúa Giê-xu bảo dân chúng trả cho Sê-sa những gì thuộc về Sê-sa và trả cho Đức Chúa Trời những gì thuộc về Ngài.
  • Khi Phao-lô chống án đến Sê-sa thì ở đây đang chỉ về hoàng đế La Mã là Nê-rô cũng có tước hiệu là “Sê-sa”.
  • Khi từ “Sê-sa” được dùng làm một tước hiệu thì có thể dịch là “Hoàng đế” hoặc “người cai trị La Mã”.
  • Trong các tên gọi như Sê-sa Au-gút-tơ hay Ti-be-rơ Sê-sa thì từ “Sê-sa” có thể được viết theo cách phát âm theo ngôn ngữ trong nước.

Sê-sa-rê, Sê-sa-rê Phi-líp

Sê-sa-rê là một thành phố quan trọng trên bờ biển Địa Trung Hải, cách núi Cạt-mên khoảng 39km về phía nam. Sê-sa-rê Phi-líp là một thành phố nằm ở vùng đông bắc của Y-sơ-ra-ên, gần núi Hẹt-môn.

  • Các thành phố này được đặt theo tên Sê-sa là người cai trị đế quốc La Mã.
  • Thành phố Sê-sa-rê ven biển trở thành thành phố thủ đô của tỉnh La Mã Giu-đê vào khoảng thời gian Chúa Giê-xu giáng sinh.
  • Sứ đồ Phi-e-rơ giảng dạy cho dân ngoại đầu tiên ở Sê-sa-rê.
  • Phao-lô đi tàu từ Sê-sa-rê đến Tạt-sơ cũng đi ngang thành nầy trong hai chuyến hành trình truyền giáo của ông.
  • Chúa Giê-xu và các môn đồ của Ngài đi lại trong khu vực quanh Sê-sa-rê Phi-líp.

Sem

Sem là một trong ba con trai của Nô-ê cùng vào tàu với ông trong thời kỳ đại hồng thủy được mô tả trong sách Sáng Thế Ký.

  • Sem là ông tổ của dòng dõi người Do Thái, sau này dần trở thành dân tộc Y-sơ-ra-ên.
  • Kinh Thánh ghi lại Sem sống được khoảng 600 năm.

Sết

Sết là con trai thứ ba của A-đam và Ê-va được nhắc đến trong Kinh Thánh.

  • Ê-va nói rằng Đức Chúa Trời ban Sết thay thế cho A-bên, người đã bị anh trai là Ca-in giết chết.
  • Sết là tổ phụ của Nô-ê và tất cả những người sống kể từ đời Nô-ê trở đi.
  • Dòng dõi của Sết được biết đến là dòng dõi đầu tiên “kêu cầu danh Chúa”.

Si-chem

Si-chem là một thành ở Ca-na-an cách Giê-ru-sa-lem 40 dặm về phía bắc. Si-chem cũng là tên của một người nam trong Cựu Ước.

  • Si-chem là nơi Gia-cốp sinh sống sau khi giải hòa với anh trai là Ê-sau.
  • Gia-cốp mua đất từ các con trai của Hê-mô ở Si-chem, sau này nó trở thành nơi chôn cất cho gia đình của ông. Các con trai cũng chôn ông tại đây.

Si-đôn, người Si-đôn

Si-đôn là con trai cả của Ca-na-an. Cũng có một thành phố thuộc Ca-na-an tên là Si-đôn.

  • Thành Si-đôn năm ở bờ biển Địa Trung Hải, ngày nay là một phần của nước Li Băng.
  • “Người Si-đôn” là dân tộc sống ở Si-đôn cổ đại và những vùng lân cận. Họ là dân ngoại bang.
  • Theo Kinh Thánh, Si-đôn có liên hệ mật thiết với thành Ty-rơ, cả hai thành phố này đều nổi tiếng về sự thịnh vượng và lối sống vô luân của dân chúng.

Si-la, Sin-vanh

Si-la là một lãnh đạo trong số các tín hữu tại Giê-ru-sa-lem.

  • Hội thánh ở Giê-ru-sa-lem cử Si-lô đi cùng Phao-lô và Ba-na-ba đến thành An-ti-ốt.
  • Sau đó Si-la đi cùng Phao-lô đến các thành phố khác giảng dạy về Chúa Giê-xu.
  • Phao-lô và Si-la bị bỏ tù ở Phi-líp, nhưng tại đó họ tin cậy và hát ngợi khen Đức Chúa Trời. Ngài đã giải phóng họ khỏi ngục tù và dùng họ để cứu người cai ngục.

Si-lô

Si-lô là một thành phố của Ca-na-an có tường thành bao bọc được dân Y-sơ-ra-ên chinh phục dưới sự lãnh đạo của Giô-suê.

  • Thành Si-lô nằm ở phía tây sông Giô-đanh và phía đông bắc thành Bê-tên.
  • Trong suốt thời kỳ Giô-suê lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên, thành Si-lô là nơi hội họp của dân sự.
  • Mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên tụ họp tại Si-lô để nghe Giô-suê phân chia những phần đất Ca-na-an cho mỗi chi phái.
  • Trước khi đền thờ được xây dựng ở Giê-ru-sa-lem, Si-lô là nơi dân Y-sơ-ra-ên đến dâng của lễ cho Đức Chúa Trời.
  • Mẹ của Sa-mu-ên là An-ne mang ông đến Si-lô khi còn nhỏ để dâng ông cho Đức Chúa Trời. Ông ở tại đó với tiên tri Ê-li để được đào tạo phục vụ Chúa.

Si-mê-i

Một số nhân vật trong Cựu Ước có tên là Si-mê-i.

  • Si-mê-i con của Ghê-ra là người Bên-gia-min đã rủa sả và ném đá Đa-vít khi ông chạy trốn khỏi Giê-ru-sa-lem và con trai của ông là Áp-sa-lôm.
  • Một vài người tên Si-mê-i trong Cựu Ước là thầy tế lễ dòng Lê-vi.

Si-mê-ôn

Trong Kinh Thánh có một số người nam tên là Si-mê-ôn.

  • Trong Cựu Ước, con trai thứ hai của Gia-cốp (Y-sơ-ra-ên) và Lê-a tên là Si-mê-ôn. Con cháu của ông trở thành một trong mười hai chí phái Y-sơ-ra-ên.
  • Chi phái của Si-mê-ôn chiếm đóng vùng lãnh thổ cực nam của đất hứa Ca-na-an, là một phần sản nghiệp của Giu-đa.
  • Trong Tân Ước, một người tin kính Chúa tên là Si-mê-ôn có mặt tại đền thờ Giê-ru-sa-lem khi Giô-sép và Ma-ri mang con trẻ Giê-xu lên dâng cho Đức Chúa Trời. Si-mê-ôn chúc phước cho Chúa Giê-xu và ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài đã ban cho họ Đấng Mê-si-a làm Cứu Chúa cho toàn nhân loại.
  • Để tách biệt những người có cùng tên Si-mê-ôn thì các dịch giả có thể viết vần tên của họ khác biệt chút.

Si-môn Xê-lốt

Si-môn Xê-lốt là một trong mười hai môn đồ thân cận nhất của Chúa Giê-xu.

  • Có rất ít thông tin về Si-môn Xê-lốt. Ông được nhắc đến ba lần trong danh sách các sứ đồ của Chúa Giê-xu.
  • Si-môn là một trong số mười một sứ đồ nhóm lại cùng nhau sau khi Chúa Giê-xu về trời.
  • Một số suy đoán cho rằng từ “Xê-lốt” có nghĩa là Si-môn là một thành viên của “Đáng Xê-lốt” một đảng tôn giáo của người Do Thái rất nhiệt thành ủng hộ việc giữ theo Luật Môi-se đồng thời kịch liệt chống đối chính quyền La Mã.
  • Những người khác thì cho rằng từ “Xê-lốt” đơn giản chỉ mô tả lòng nhiệt thành về tôn giáo của Si-môn.

Si-nai, Núi Si-nai

Si-nai là tên của một ngọn núi có lẽ nằm ở phía nam của bán đảo Si-nai ngày nay.

  • Dân Y-sơ-ra-ên đến núi Si-nai trên đường đi từ Ai Cập đến vùng đất hứa.
  • Núi Si-nai là một phần của một sa mạc rộng lớn nhiều đá sỏi.
  • Đức Chúa Trời bạn mười điều răn cho Môi-se trên núi Si-nai.

Si-nê-a

Si-nê-a có nghĩa là “đất nước của hai dòng sông” và là tên của một đồng bằng hay một khu vực ở phía nam Lưỡng Hà.

  • Si-nê-a sau này được gọi là Canh-đê và sau đó là Ba-by-lôn.
  • Ba-bên có lẽ là thành phố nổi tiếng nhất của Si-nê-i, là nơi người cổ đại sinh sống và xây một tháp cao.
  • Áp-ra-ham xuất thân từ U-rơ là thành phố nằm trong khu vực này, khi đó có tên gọi là Canh-đê.

Si-ru

Si-ru là vua nước Phe-rơ-sơ và là người thành lập đế quốc Phe-rơ-sơ khoảng năm 550 TCN qua những cuộc chinh phục quân sự. Trong lịch sử ông còn được biết đến là Si-ru Đại đế.

  • Vua Si-ru chinh phục thành Ba-by-lôn đưa đến sự phóng thích cho dân Y-sơ-ra-ên đang bị lưu đày tại đó.
  • Si-ru có tiếng là khoan dung với các dân tộc ông đã chinh phục. Lòng nhân từ của ông đối với người Do Thái đã cho phép họ được tái xây dựng Đền thờ Giê-ru-sa-lem sau cuộc lưu đày.
  • Si-ru trị vì trong thời của Đa-ni-ên, Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi.

Si-si-li

Si-si-li là một tỉnh nhỏ của La mã nằm về phía đông nam của khu vực bây giờ là nước Thổ nhĩ kỳ. Tỉnh này giáp với biển Ê-giê.

  • Sứ đồ Phao-lô là công dân của thành phố Tạt sơ tọa lạc tại Si li si.
  • Sau lơ ở lại Si li si vài năm sau khi gặp Chúa Giê-xu trên đường đi đến Đa mách.
  • Một số người Do Thái quê ở Si li si nằm trong số những người đối đầu với Ê tiên và tác động để người ta ném đá ông đến chết.

Sô-đôm

Sô-đôm là thành phố phía nam Ca-na-an, là nơi Lót, cháu của Áp-ra-ham sinh sống cùng vợ và các con.

  • Vùng đất xùng quanh Sô-đôm rất tươi tốt và màu mỡ nên Lót chọn để sinh sống khi lần đầu tiên định cư ở Ca-na-an.
  • Vị trí chính xác của thành phố này chưa được xác định vì Sô-đôm và thành Gô-mô-rơ lân cận đã bị Đức Chúa Trời tiêu diệt hoàn toàn để trừng phạt vì những điều gian ác của cư dân tại đó.
  • Tội lỗi nghiêm trọng nhất của dân thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ là đồng tính luyến ái.

Sô-phô-ni

Sô-phô-ni là tên của một số người trong Cựu Ước, bao gồm một thầy tế lễ và một tiên tri. Sách Sô-phô-ni trong Cựu Ước ghi lại những lời tiên tri của ông.

  • Tiên tri Sô-phô-ni sống tại Giê-ru-sa-lem và thi hành chức vụ tiên tri trong thời trị vì của Giô-si-a, vua nước Giu-đa.
  • Sô-phô-ni quở trách dân sự vì thờ tà thần.

Sông Giô-đanh

Sông Giô-đanh là một con sông chảy từ bắc xuống nam, hình thành ranh giới phía đông của vùng đất từng được gọi là Ca-na-an.

  • Ngày nay, sông Giô-đanh phân chia Y-sơ-ra-ên ở phía tây và Giô-đanh ở phía đông.
  • Sông Giô-đanh chảy qua biển Ga-li-lê rồi đổ vào Biển Chết.
  • Khi Giô-suê dẫn dân Y-sơ-ra-ên vào Ca-na-an, họ phải vượt qua sông Giô-đanh trong lúc nước sông đang ngập lụt và đáy rấtt sâu. Vì sông quá sâu không thể lội qua nên Đức Chúa Trời đã làm phép lạ khiến nước sông ngưng chảy để họ có thể băng qua.

Sông Nin, Sông Ai Cập

Sông Nin là một dòng sông dài và rộng ở phía đông bắc Châu Phi. Nó đặc biệt nổi tiếng là dòng sông chính của nước Ai Cập.

  • Sông Nin chảy về phía Bắc qua Ai Cập rồi đổ vào biển Địa Trung Hải.
  • Các loại cây trồng phát triển tươi tốt trong những thung lũng màu mỡ.
  • Hầu hết người Ai Cập sống gần sông Nin vì đây là nguồn nước và nguồn lương thực lớn.
  • Khi còn là một em bé, Môi-se được đặt vào giỏ để ở giữa những đám lau sạy trên sông Nin.

Sứ đồ Phil-líp

Sứ đồ Phi-líp là một trong mười hai môn đồ đầu tiên của Chúa Giê-xu. Phi-líp xuất thân từ làng Bết-sai-đa. Ông giới thiệu Na-tha-na-ên với Chúa Giê-xu. Một lần nọ, Chúa Giê-xu hỏi Phi-líp làm thế nào để cung cấp thức ăn cho đám đông hơn 5,000 người. Trong bữa tối cuối cùng vào Lễ Vượt Qua, Chúa Giê-xu cùng ăn với các môn đồ, Ngài nói cho họ về Đức Chúa Trời, là Cha của Ngài. Phi-líp xin Chúa Giê-xu chỉ Cha cho họ. Một số ngôn ngữ có thể có cách phát âm khác nhau cho tên cùa sứ đồ Phi-líp với một vị Phi-líp (nhà truyền giáo) khác để tránh nhầm lẫn.


Su-cốt

Su-cốt là tên của hai thành phố thời Cựu Ước. Từ “Su-cốt” có nghĩa là “lều."

  • Thành phố có tên Su-cốt đầu tiên nằm ở phía đông sông Giô-đanh.
  • Gia-cốp ở tại Su-cốt cùng gia đình và bầy súc vật, ông dựng lều cho súc vật ở tại đó.
  • Hàng trăm năm sau, Ghê-đê-ôn và những người của ông kiệt sức dừng tại Su-cốt khi họ đuổi theo người Ma-đi-an, nhưng dân chúng tại đây từ chối tiếp tế lương thực cho họ.
  • Thành phố Su-cốt thứ hai nằm ở biên giới phía bắc Ai Cập và là nơi dân Y-sơ-ra-ên dừng chân sau khi vượt qua Biển Đỏ, thoát khỏi ách nô lệ tại Ai Cập.

Sy-ren

Sy-ren là một thành phố Hy Lạp nằm trên bờ biển phía bắc của Phi châu ở Địa Trung Hải, ngay về phía nam của đảo Cơ-rết.

  • Trong thời Tân Ước, có cả người Do Thái và Cơ Đốc nhân đều sống tại Sy-ren
  • Trong Kinh Thánh, có lẽ có nhiều người biết Sy-ren vì đây là quê hương của Si-môn, người vác thập giá của Chúa Giê-xu.

Sy-ri

Sy-ri là một đất nước nằm ở phía bắc Y-sơ-ra-ên. Vào thời Tân Ước, nó là một tỉnh ở dưới quyền cai trị của đế quốc La Mã.

  • Vào thời Cựu Ước, quân Sy-ri là kẻ thù rất mạnh của dân Y-sơ-ra-ên.
  • Na-a-man là một chỉ huy của quân đội Sy-ri, được tiên tri Ê-li-sê chữa lành bệnh phung.
  • Nhiều dân cư tại Sy-ri là dòng dõi của A-ram, hậu duệ của Sem, con trai Nô-ê.
  • Đa-mách, thủ đô của Sy-ri, được nhắc đến rất nhiều lần trong Kinh Thánh.
  • Sau-lơ đến thành Đa-mách với kế hoạch bức hại các Cơ Đốc nhân tại đây, nhưng Chúa Giê-xu đã ngăn ông lại.

Ta-ma

Ta-ma là tên của một số người nữ trong Cựu Ước. Đây cũng là tên của một địa điểm được nhắc đến trong sách Ê-xê-chi-ên.

  • Ta-ma là con dâu của Giu-đa. Nàng sinh Phê-rết, ông tổ của Chúa Giê-xu.
  • Một trong số các con gái của Đa-vít cũng có tên là Ta-ma; người anh cùng cha khác mẹ Am-nôn đã hãm hiếp nàng rồi bỏ rơi nàng.

Ta-rê-si

Ta-rê-si là tên của cháu trai Gia-phết, con trai Nô-ê.

  • Tiên tri Giô-na thời Cựu Ước cố găng trốn chạy khỏi mạng lệnh của Chúa bằng cách đi tàu đến Ta-rê-si.
  • Ta-rê-si cũng là tên của một thành phố cảng trong Kinh Thánh, nhưng không xác định được vị trí. Một số người nghĩ rằng nó chỉ về thành phố Cathage, một số khác cho là thành phố Phoenician, cách Y-sơ-ra-ên khá xa.
  • Vua Sa-lô-môn giao thương vơi Ta-rê-si, đây là một thành phố thịnh vượng, được đánh giá dựa vào những mặt hàng giá trị được mang đến buôn bán và giao thương.
  • Khi Đức Chúa Trời gọi Giô-na đến Ni-ni-ve, ông lại xuống Gia-phô và gặp một chiếc tàu đi Ta-rê-si.

Tạt-sơ

Tạt-sơ là một thành phố cổ thịnh vượng thuộc tỉnh La Mã Celicia, bây giờ là nam trung bộ Thổ Nhĩ Kỳ.

  • Toạ lạc dọc một con sông lớn và nằm gần bờ biển Địa Trung Hải khiến Tạt-sơ trở thành một phần trong tuyến đường thương mại quan trọng.
  • Tại một thời điểm trong lịch sử, Tạt-sơ được gọi là thủ đô của Celicia.
  • Sứ đồ Phao-lô được sinh ra tại Tạt-sơ.

Tê-sa-lô-ni-ca, người Tê-sa-lô-ni-ca

Trong thời Tân Ước, Tê-sa-lô-ni-ca là thủ đô của Ma-xê-đoan thuộc đế quốc La Mã cổ đại. Người dân sống trong thành phố này được gọi là người Tê-sa-lô-ni-ca.

  • Thành phố Tê-sa-lô-ni-ca là một cảng biển quan trọng, đồng thời nằm trên xa lộ chính nối giữa thành Rome với toàn bộ đế quốc La Mã ở phía đông.
  • Phao-lô cùng với Si-la và Ti-mô-thê đến thăm Tê-sa-lô-ni-ca trong chuyến truyền giáo thứ hai và kết quả là thành lập được một hội thánh vững mạnh tại đây. Sau đó, ông cũng tiếp tục đến thăm thành phố này trong chuyến truyền giáo thứ ba.
  • Phao-lô viết hai bức thư cho các Cơ Đốc Nhân ở Tê-sa-lô-ni-ca. Những bức thư này gồm I Tê-sa-lô-ni-ca và II Tê-sa-lô-ni-ca thuộc các sách Tân Ước.

Tha-rê

Tha-rê là con cháu của Sem, con trai Nô-ê. Ông là cha của Áp-ram, Na-cô và Ha-ran.

  • Tha-rê rời gia đình tại U-rơ để đi đến vùng đất Ca-na-an cùng với con trai là Áp-ram, cháu là Lót và vợ của Áp-ram là Sa-rai.
  • Trên đường đến Ca-na-an, họ cư ngụ một thời gian tại thành phố Ha-ran thuộc vùng Lưỡng Hà, Tha-rê qua đời tại Ha-ran hưởng thọ 205 tuổi.

Thành Đa-vít

“Thành Đa vít” là một tên khác của thành Giê-ru-sa-lem và Bết-lê-hem.

  • Giê-ru-sa-lem là Đa-vít ở khi cai trị Y-sơ-ra-ên.
  • Bết-lê-hem là nơi Đa-vít được sinh ra.

Thành Rome, người La Mã

Ngày nay, thành Rome là thủ đô của Ý.

  • Vào thời Chúa Giê-xu và các sứ đồ, thành Rome là trung tâm của đế quốc La Mã.
  • Đế quốc La Mã thống trị toàn bộ khu vực quanh biển Địa Trung Hải, trong đó có cả Y-sơ-ra-ên.
  • Từ “La Mã” chỉ về bất kì thứ gì liên quan đến khu vực mà chính quyền La Mã cai trị, trong đó có công dân La Mã và các quan chức La Mã.
  • Sứ đồ Phao-lô bị bắt đưa đến thành Rome làm tù nhân vì đã giảng dạy tin lành về Chúa Giê-xu.

Thô-ma

Thô-ma là một trong số mười hai người được Chúa Giê-xu chọn làm môn đồ (còn gọi là sứ đồ).

  • Thô-ma được biết đến với một tên gọi khác là Đi-đim, có nghĩa là song sinh.
  • Thô-ma được biết đến nhiều nhất với sự kiện ông nói rằng sẽ không tin Chúa Giê-xu sống lại trừ khi thấy và cảm nhận nơi vết thương của Ngài.
  • Thô-ma cũng là người xin Chúa giải thích làm cách nào để biết đường đến với Đức Chúa Cha.

Ti-chi-cơ

Ti-chi-cơ là một trong số bạn đồng lao của Phao-lô trong việc truyền giáo.

  • Ti-chi-cơ đồng hành cùng Phao-lô ít nhất là một lần trong chuyến truyền giáo đến A-si.
  • Phao-lô gọi anh ta là “yêu dấu”, “trung thành”.
  • Ti-chi-cơ mang thư của Phao-lô gửi đến Ê-phê-sô và Cô-lô-se.

Ti-mô-thê

Ti-mô-thê là một chàng trai trẻ ở Lít-trơ, anh trở thành Cơ Đốc nhân và là kết quả truyền giáo của Phao-lô tại thành phố này. Về sau, anh tham gia một số chuyến hành trình truyền giáo với Phao-lô và giúp chăn dắt những cộng đồng Cơ Đốc mới.

  • Cả bà Lô-ít và mẹ Ơ-nít của anh đều là người Do Thái và tin Chúa Giê-xu, còn cha của anh là người Hy Lạp.
  • Vì Ti-mô-thê có một phần là người Do Thái nên Phao-lô làm phép cắt bì cho anh để anh có thể gặp gỡ và chăm sóc người Do Thái mà không gây vấp phạm cho họ.
  • Các trưởng lão và Phao-lô chính thức bổ nhiệm Ti-mô-thê vào chức vụ bằng cách đặt tay cầu nguyện cho anh.
  • Hai quyển sách trong Tân Ước (I Ti-mô-thê và II Ti-mô-thê) được Phao-lô viết để hướng dẫn cho Ti-mô-thê, một nhà lãnh đạo trẻ tại hội thánh địa phương.

Ti-rơ

Ti-rơ là một thành phố Ca-na-an cổ xưa nằm trên bờ biển Địa Trung Hải, bây giờ là Cộng hoà Li-băng. Một phần thành phố nằm trên một hòn đảo ngoài khơi, cách bờ khoảng một ki-lô-mét.

  • Thành Ti-rơ tồn tại trước khi dân Y-sơ-ra-ên tiến vào Ca-na-an. Đây luôn là một thành phố ngoại bang.
  • Nhờ vào vị trí và nguồn tài nguyên thiên nhiên giá trị, Ti-rơ có một nền công nghiệp thương mại thịnh vượng và rất giàu có.
  • Người dân Ti-rơ có tiếng là sống vô đạo đức.
  • Ti-rơ thường hợp tác với thành phố cổ gần đó là Si-đôn.

Tiếng Hy Lạp, kiểu Hy Lạp, văn hóa Hy Lạp cổ

Trong thời Tân Ước, tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ được nói ở Hy Lạp và trên toàn Đế Chế La Mã. Sách Tân Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp.

  • Có khi cụm từ “người Hy Lạp” được dùng trong Kinh Thánh để chỉ về người không phải người Do Thái nói chung. Vì vào thời đó, hầu hết người không thuộc dân Do Thái trong Đế chế La Mã đều nói tiếng Hy Lạp, mặc dù có thể họ mang quốc tịch khác. Một ví dụ của điều này là người đàn bà Ca-na-an (Syro-Phoenician) trong Mác 7
  • Khi được dùng theo cách này, với người không thuộc dân Do Thái, có thể dịch “người Hy Lạp” là “dân ngoại” hay “không phải dân Do Thái”
  • Một người Do Thái theo “kiểu Hy Lạp” là người Do Thái nói tiếng Hy Lạp và lớn lên trong văn hóa Hy Lạp. Một số bản tiếng Anh dùng “Hellenistic/văn hóa Hy Lạp cổ” thay vào đó, đây là chuyển ngữ từ tiếng Hy Lạp. Điều này đối lập với người Do Thái “thuộc Do Thái,” tức là người chỉ nói tiếng Do Thái

Tiệt-sa

Tiệt-sa là một thành phố quan trọng của Ca-na-an, sau này trở thành một trong những thủ đô tạm thời của vương quốc phía bắc Y-sơ-ra-ên.

  • Thành phố Tiệt-sa nằm trong khu vực do chi phái Ma-na-se chiếm giữ. Thánh phố này được cho là cách thành Si-chem khoảng 10 dặm về phía bắc.
  • Tiệt-sa cũng là tên của một trong những cháu gái Ma-na-se, nàng đã xin kế nghiệp đất vì không có anh em trai để thừa hưởng theo phong tục.

Tít

Tít là một lãnh đạo hội thánh trẻ tuổi được sứ đồ Phao-lô đào tạo.

  • Tít được giao quyền bổ nhiệm những lãnh đạo hội thánh tại Cơ-rết.
  • Trong Tân Ước có một sách là thư của Phao-lô viết cho Tít.
  • Là một lãnh đạo hội thánh người Gờ-réc, Tít không cần phải chịu cắt bì.

Trô-ách

Thành phố Trô-ách là một cảng biển nằm ở bờ tây bắc thành La Mã cổ đại A-si.

  • Phao-lô đến thăm Trô-ách ít nhất là ba lần trong những chuyến hành trình truyền giáo của mình.
  • Có lần tại đây, trong một đêm nọ ông giảng rất dài, một chàng trai trẻ tên là Ơ-tích đã ngủ gục. Vì đang ngồi trên cửa sổ, Ơ-tích té xuống từ lầu cao và chết. Bằng quyền năng của chúa, Phao-lô đã khiến anh ta sống lại.
  • Khi Phao-lô ở La Mã, ông bảo Ti-mô-thê mang cho ông những cuộn giấy da và áo choàng ông đã để lại tại Trô-ách.

Tu-banh

Tu-banh là con trai của Gia-phết, con trai Nô-ê.

  • Tu-banh cũng là tên của một nhóm người được nhắc đến trong Ê-sai và Ê-xê-chi-ên.
  • Người này khác với Tu-banh-ca-in, con trai của Lê-méc.

U-ri

U-ri là một người công chính và là một trong những binh sĩ giỏi nhất của vua Đa-vít.

  • U-ri có một người vợ rất đẹp tên là Bát-sê-ba.
  • Đa-vít phạm tội ngoại tình với vợ U-ri, bà mang thai con của Đa-vít.
  • Đa-vít làm cho U-ri bị giết trong trận chiến để che đậy tội lỗi của mình rồi sau đó cười Bát-sê-ba làm vợ.

U-rơ

U-rơ là một thành phố quan trọng nằm dọc theo sông Ơ-phơ-rát thuộc vùng Canh-đê cổ xưa, là khu vực nước I-rắc ngày nay.

  • Áp-ra-ham xuất thân từ U-rơ, và chính từ đó Đức Chúa Trời kêu gọi ông ra đi đến đất Ca-na-an
  • Ha-ran, là anh của Áp-ra-ham, cha của Lót, đã qua đời tại U-rơ. Có lẽ đây chính là lí do Lót cùng đi với Áp-ra-ham khi rời khỏi U-rơ.

Vả-thi

Trong sách Cựu Ước Ê-xơ-tê, Vả-thi là vợ của A-suê-ru, vua nước Ba Tư.

  • Vả-thi bị truất ngôi hoàng hậu vì từ chối lệnh vua A-suê-ru không đến tham dự bữa tiệc để khoe vẻ đẹp của bà cho những vị khách say xỉn của vua.
  • Vì thế, người ta mở một cuộc tìm kiếm cho vị trí hoàng hậu mới và Ê-xơ-tê được chọn làm vợ mới của vua.

Vua Ô-sê

Ô-sê là vua cai trị Y-sơ-ra-ên suốt 9 năm trong lúc vương quốc Giu-đa đang ở dưới triều đại của vua Acha và Ê-xê-chia.

  • Ô-sê cũng là con trai của Nun, thuộc chi phái Ép-ra-im.
  • Môi-se đã đổi tên của Ô-sê thành Giô-suê trước khi phái ông và 11 người khác đi do thám xứ Ca-na-an.
  • Sau khi Môi-se qua đời, Giô-suê dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên vào chiếm lĩnh vùng đất Ca-na-an.

Vương quốc Y-sơ-ra-ên

Sau khi vua Sa-lô-môn qua đời, Y-sơ-ra-ên chia thành hai vương quốc. Vương quốc Y-sơ-ra-ên là vương quốc phia Bắc, bao gồm mười chi phái của Y-sơ-ra-ên.

  • Tất cả các vua của Y-sơ-ra-ên đều gian ác. Họ thuyết phục dân sự không thờ phượng Đức Chúa Trời tại đền thờ Giê-ru-sa-lem nữa mà thay vào đó thờ lạy thần tượng và các tà thần. Vậy nên cuối cùng Đức Chúa Trời sai người A-si-ri sang tấn công họ và bắt nhiều người làm phu tù.
  • Người A-si-ri đưa những người ngoại quốc đến sống với một số it những dân còn sót lại của vương quốc Y-sơ-ra-ên. Họ kết hôn với người Y-sơ-ra-ên và sinh ra dòng dõi người Sa-ma-ri.

Xa-cha-ri (Cựu Ước)

Xa-cha-ri là tên gọi của nhiều người khác nhau trong Cựu Ước. Trong số đó có những người rất quan trọng là:

  • Một quan trưởng của những người giữ cửa đền thờ trong thời của vua Đa-vít (1 Sử ký 26:2-14).
  • Một con trai của vua Giê-hô-sa-phát, là người đã bị Giô-ram giết chết (2 Sử ký 21:2)
  • Một thầy tế lễ bị dân chúng ném đá khi ông quở trách họ về tội thờ thần tượng (2 Sử ký 24:20).
  • Một vua của Y-sơ-ra-ên đã bị giết chỉ sau sáu tháng cai trị (2 Các vua 14:29).
  • Một tiên tri trong thời trị vì của vua Đa-ri-út đệ nhất ở xứ Phe-rơ-sơ. Lời tiên tri của ông nói về việc những phu tù được trở về xây lại nhà của Chúa. Ông sống cùng thời với E-xơ-ra, Nê-hê-mi, Xô-rô-ba-bên và tiên tri A-ghê.

Xa-cha-ri (Tân Ước)

Xa-cha-ri là thầy tế lễ người Do Thái, ông trở thành cha của Giăng Báp-tít.

  • Xa-cha-ri yêu mến Đức Chúa Trời và vâng phục Ngài.
  • Trong suốt nhiều năm, Xa-cha-ri và vợ ông, Ê-li-sa-bét, đã nghiêm túc cầu nguyện xin Chúa cho có một đứa con, nhưng họ vẫn không có. Sau đó, khi họ đã rất già, Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện và ban cho ông bà có một con trai.
  • Xa-cha-ri nói tiên tri rằng Giăng, con trai ông, sẽ trở nên một tiên tri, là người sẽ rao báo và dọn đường cho Đấng Mê-si-a.

Xa-chê

Xa-chê là một người thu thuế đến từ thành Giê-ri-cô. Ông đã trèo lên cây để xem Chúa Giê-xu.

  • Xa-chê là một người thu thuế đến từ thành Giê-ri-cô. Ông đã trèo lên cây để xem Chúa Giê-xu.
  • Xa-chê đã hoàn toàn được thay đổi khi ông tin Chúa Giê-xu.
  • Ông hứa sẽ đưa một nửa gia tài của ông cho người nghèo.
  • Ông cũng hứa rằng ông sẽ trả lại gấp tư số lượng tiền mà ông đã thu thuế người ta quá mức.

Xa-đốc

Xa-đốc là tên của một thầy tế lễ thượng phẩm quan trọng tại Y-sơ-ra-ên trong thời cai trị của Vua Đa-vít.

  • Xa-đốc đã hỗ trợ Đa-vít khi Áp-sa-lôm phản nghịch ông, giup ông đem chiếc hòm giao ước vào trong thành Giê-ru-sa-lem.
  • Nhiều năm sau đó, ông cũng tham gia vào buổi lễ xức dầu cho Sa-lô-môn, con trai Đa-vít, lên làm vua.
  • Hai người có tên là Xa-đốc đã giup đỡ trong việc tái xây dựng những bức tường thành Giê-ru-sa-lem trong thời của Nê-hê-mi.
  • Xa-đốc cũng là tên gọi của ông nội vua Giô-tham.

Xê-bê-đê

Xê-bê-đê là một ngư dân đến từ Ga-li-lê. Các con trai của ông là Gia-cơ và Giăng cùng làm việc với ông. Sau đó họ từ bỏ công việc và trở thành hai sứ đồ của Chúa Giê-xu.


Xô-rô-ba-bên

Xô-rô-ba-bên là tên của hai người Y-sơ-ra-ên trong Cựu Ước.

  • Một trong hai người này là con cháu của Giê-hô-gia-kim và Sê-đê-kia.
  • Một người khác cũng tên là Xô-rô-ba-bên, con trai của Sa-la-thi-ên, quan tấn thủ xứ Giu-đa vào một trong những lần dân sự trở về sau khi bị bắt làm phu tù ở Ba-by-lôn.
  • Xô-rô-ba-bên này sống trong thời Si-ru, vua nước Phe-rơ-sơ thả dân Y-sơ-ra-ên trở về sau khi bị bắt làm phu tù ở Ba-by-lôn.
  • Xô-rô-ba-bên và thầy tế lễ thượng phẩm Giô-suê là một trong những ngườ iđã giúp tái xây dựng đền thờ và bàn thờ của Đức Chúa Trời.
  • Xô-rô-ba-bên cũng sống cùng thời với E-xơ-ra và Nê-hê-mi.

Xoa

Trong Cựu Ước, Xoa là một thành phố nhỏ, là nơi mà Lót chạy đến lẩn tránh khi Chúa hủy diệt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ.

  • Cổ nghĩa của Xoa là nhỏ.
  • Người ta cho rằng thành Xoa từng tọa lạc tại cực nam của Biển Chết.

Y-sác

Y-sác là con trai mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ra-ham và Sa-ra mặc dù họ đã rất lớn tuổi.

  • Chúa đã hứa rằng giao ước mà Ngài lập với Áp-ra-ham sẽ kéo dài mãi mãi đến thời của Y-sác và tất cả dòng dõi của ông.
  • Chúa thử đức tin của Áp-ra-ham bằng cách nói ông hy sinh Y-sác.
  • Con trai của Y-sác là Gia-cốp có 12 con trai. Dòng dõi của họ sau này trở thành 12 chi phái của đất nước Do Thái.
  • Isaac means "he laughs." When God told Abraham that he and Sarah would have a child, he laughed because they were both very old.